Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sửa đổi luật để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền là ưu tiên hàng đầu

(DS&PL) -

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, mức chi trả bảo hiểm tiền gửi trên là quá nhỏ, không đảm bảo quyền lợi của người tiền khi tổ chức tín dụng đổ vỡ.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, mức chi trả bảo hiểm tiền gửi trên là quá nhỏ, không đảm bảo quyền lợi của người tiền khi tổ chức tín dụng đổ vỡ và cần quy định lại mức chi trả này để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.

Đảm bảo an toàn cho người gửi tiền

Sáng 26/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Theo các đại biểu, cần thiết phải sửa đổi toàn diện các quy định tại Luật Các Tổ chức tín dụng (TCTD) đồng thời với việc sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án cơ cấu lại TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, việc đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền phải được đặt lên hàng đầu.

Hiện có gần 4 triệu tỷ đồng tiền gửi của người dân trong hệ thống ngân hàng, trong khi mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tối đa chỉ là 75 triệu đồng/vụ. Do vậy, các đại biểu Quốc hội cho rằng, mức chi trả bảo hiểm tiền gửi trên là quá nhỏ, không đảm bảo quyền lợi của người tiền khi tổ chức tín dụng đổ vỡ và cần quy định lại mức chi trả này để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) cho rằng, cần hoàn thiện quy định về xử lý TCTD yếu kém, tránh ảnh hưởng tới toàn hệ thống. Trong đó, cần quy định rõ quyền lợi của người gửi tiền khi tổ chức tín dụng bị phá sản.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Còn theo đại biểu Hà Sỹ Đồng (Hà Tĩnh), nếu TCTD phá sản thì phải làm rõ việc chi trả tiền gửi cho dân. Nếu không làm rõ thì ảnh hưởng lớn tới tâm lý người dân, mất niềm tin và có thể xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt. Không mập mờ, làm rõ các khái niệm mua bán, chuyển nhượng vốn góp. Cũng cần làm rõ về những người có liên quan, để tránh sở hữu chéo.

Cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) cho rằng, tiền gửi đang chiếm tới 85% vốn của các TCTD. Nhưng hiện nay, người gửi 100 triệu đồng cũng như 10 tỷ đồng đều chỉ nhận được đền bù 75 triệu đồng khi TCTD đổ vỡ. Do vậy, việc sửa đổi luật để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền là ưu tiên số một; đồng thời quy định rõ quyền lợi của người gửi tiền không phân biệt pháp nhân hay cá nhân.

Có nên dùng ngân sách để xử lý TCTD yếu kém

Một số đại biểu đề nghị không quy định trong dự thảo Luật việc sử dụng ngân sách nhà nước trong quá trình cơ cấu lại các TCTD. Không quy định các nội dung liên quan đến chính sách thuế trong Luật này để bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của pháp luật về thuế.

Tuy nhiên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, băn khoăn của người dân là sử dụng minh bạch ngân sách Nhà nước để xử lý các TCTD yếu kém. Nhiều nước đã sử dụng ngân sách để xử lý các TCTD yếu kém, nhưng có quá trình kiểm soát nghiêm ngặt.

Cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội), Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, nên cho phép cơ chế hỗ trợ từ ngân sách để xử lý việc chi trả cho người gửi tiền đối với các TCTD bị đổ vỡ, để tránh mất an toàn xã hội.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng giải trình và tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) cũng cho rằng, cần có nguồn lực của Nhà nước để đảm bảo không đổ vỡ hệ thống an ninh tiền tệ quốc gia và đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh), đối với các ngân hàng đã được mua 0 đồng sẽ được chuyển nhượng như thế nào chưa được quy định rõ. Các ngân hàng này nếu không có nhà đầu tư mua, thì chuyển sang phá sản sẽ phải xử lý ra sao. Do vậy, nên quy định Ngân hàng Nhà nước phải mua lại các ngân hàng này.

Ngoài ra, các đại biểu còn cho rằng, cần bổ sung quy định về can thiệp hoặc cảnh báo sớm, quy định rõ khung thời gian tối đa để TCTD được kiểm soát đặc biệt thực hiện phương án cơ cấu lại. Về cơ chế hoạt động, quy định quyền và nhiệm vụ, trách nhiệm, thành phần của Ban kiểm soát đặc biệt để bảo đảm cơ sở xác định trách nhiệm của các thành viên trong Ban kiểm soát đặc biệt.

Trong phiên họp Quốc hội sáng 26/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã giải trình và tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội. 

Theo đó, ban soạn thảo đã bổ sung về việc can thiệp sớm, ngăn ngừa sở hữu chéo, giới hạn sở hữu cổ phần để tránh việc lạm dụng và chi phối lợi ích của các cổ đồng lớn. Lãnh đạo ngân hàng thì không làm lãnh đạo tại các doanh nghiệp và ngân hàng khác. Để đảm bảo minh bạch và không thao túng các ngân hàng. 

Chính phủ và cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu kỹ phương án phá sản tổ chức tín dụng, chỉ xem xét phá sản là biện pháp cuối cùng. Đồng thời, đánh giá kỹ lưỡng tới toàn hệ thống và bảo vệ quyền,lợi ích của người gửi tiền. Do vậy, nên xem xét cho Chính phủ áp dụng các biện pháp đặc biệt, chi trả tiền gửi để đảm bảo lợi ích của người gửi tiền.

Tin nổi bật