Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sự trùng hợp kỳ lạ giữa cơn bão số 12 và "thảm họa" Linda

(DS&PL) -

Dự báo cơn bão số 12 sẽ đổ bộ vào Nam Bộ vào ngày 3-4/11, đúng thời điểm bão Linda đổ bộ cách đây 20 năm gây thiệt hại nặng nề.

Dự báo cơn bão số 12 sẽ đổ bộ vào Nam Bộ vào ngày 3-4/11, đúng thời điểm bão Linda đổ bộ cách đây 20 năm gây thiệt hại nặng nề.

Theo tin tức từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13 ngày 2/11, vị trí tâm bão số 12 ở vào khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 800km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và mạnh lên. Đến 13 giờ ngày 03/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 300km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 14.

Do ảnh hưởng của bão, khu vực Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10-11, giật cấp 14; biển động dữ dội. Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm do bão (gió mạnh từ cấp 6 trở lên) trong khoảng 11-15 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

Đường đi của cơn bão Linda và cơn bão số 12

Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ với sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15 và yếu dần. Đến 13 giờ ngày 04/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,0 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 12. Sau đó bão số 12 đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Trao đổi với PV, đại diện của trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, bão số 12 so sánh với bão Linda 20 năm trước thì 2 cơn bão này cùng cấp, vào cùng một thời điểm, thậm chỉ cùng ngày nhau. Nhưng bão Linda đi vào vùng phía dưới hơn cơn bão số 12. Tuy nhiên, năm nay, theo nhận định của giới chuyên môn, cơn bão số 12 được dự báo liên tục, kịp thời và công tác phòng chống thiên tai làm rốt ráo.

Một chuyên gia khí tượng thủy văn cho hay, con bão số 12 sẽ gây mưa lớn trên diện rộng và đáng lo nhất là khi vào Biển Đông nó tiếp tục mạnh lên do dải hội tụ hơi nước nhiều, biển ấm. Vị chuyên gia này cũng lưu ý, do miền Nam ít hứng chịu ảnh hưởng của bão nên người dân không được chủ quan, chủ động trong công tác phòng chống bão nhằm bảo đảm an toàn cho người dân, không nên chủ quan như cơn bão Linda 20 năm trước.

Bão Linda đã khiến 778 người chết. Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến

Cách đây 20 năm, vào đêm 31/10/1997, vùng áp thấp ở khu vực nam Biển Đông mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới với sức gió cấp 6-7, di chuyển theo hướng Tây. Đến trưa 1/11/1997, áp thấp nhiệt đới cách Côn Đảo khoảng 600km về phía đông chếch nam và mạnh dần lên thành bão- cơn bão số 5 có tên quốc tế là Linda. Bão Linda di chuyển với tốc độ 20km/h, mạnh lên cấp 8-10, gió giật cấp 10.

Vào trưa ngày 2/11/1997, tâm bão Linda đi qua phía nam của Côn Đảo với sức gió đạt cấp 10, giật cấp 12. Tối 2/11/1997, bão Linda đi vào vùng bờ biển Cà Mau, Bạc Liêu và đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, cấp 9. Sáng 3/11/1997, bão Linda đi sang vùng biển Cà Mau- Kiên Giang và đi về phía tây vịnh Thái Lan.

Bão Linda là cơn bão lớn đầu tiên người dân Nam Bộ phải đối mặt và cũng là cơn bão ám ảnh họ suốt cả cuộc đời. Được biết, những dự báo về cơn bão lịch sử này đã được đưa ra, nhưng không nhiều người tin đó là sự thật. Cơn bão Linda đi qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Qua thống kê, bão Linda gây thiệt hại 7.200 tỷ đồng cho 21 tỉnh thành phố khu vực Nam Bộ, khiến 778 người chết, 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương, 107.892 ngôi nhà bị sập. Trong đó riêng tỉnh Cà Mau có 128 người chết, 1.164 người mất tích và 601 người bị thương; làm sập, hư hỏng hơn 160.000 căn nhà và nhiều cơ sở vật chất khác; tổng giá trị tài sản thiệt hại thời điểm đó là trên 2.700 tỷ đồng.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật