Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sự thật về việc vì sao buồng trứng có nhiều nang nhỏ

(DS&PL) -

Buồng trứng có nhiều nang nhỏ (đa nang) là tình trạng khá nhiều chị em nữ giới gặp phải. Vậy vì sao buồng trứng có nhiều nang nhỏ?

Buồng trứng có nhiều nang nhỏ (đa nang) là tình trạng khá nhiều chị em nữ giới gặp phải. Vậy vì sao buồng trứng có nhiều nang nhỏ? Buồng trứng có nhiều nang nhỏ có sao không? là thắc mắc của các chị em khi gặp tình trạng này.

Để biết vì sao buồng trứng có nhiều nang nhỏ nhằm có biện pháp phòng tránh cũng như khắc phục hiệu quả thì chị em có thể tham khảo những thông tin được các bác sỹ chuyên khoa cung cấp trong bài viết dưới đây.

Nang buồng trứng là gì?

Nang buồng trứng là tình trạng bên trong hoặc bên trên bề mặt của buồng trứng xuất hiện khối u nang nhỏ có chứa dịch lỏng.

Khối u nang thường xuất hiện 1 bên buồng trứng, có thể là trái hoặc phải hoặc cả 2 bên buồng trứng và chúng phát triển âm thầm, lặng lẽ, đôi khi không có triệu chứng.

Nang buồng trứng thì có thể có 1 nang hoặc nhiều nang nhỏ phát triển tại buồng trứng.

Vậy vì sao buồng trứng có nhiều nang nhỏ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây khiến cho buồng trứng có nhiều nang nhỏ (đa nang buồng trứng), trong đó phải kể đến một số nguyên nhân như:

Rối loạn nội tiết tố:  Rối loạn nội tiết tố estrogen trong cơ thể khiến cho buồng trứng hoạt động bất thường tạo điều kiến cho các khối nang nhỏ hình thành và phát triển ở buồng trứng.

Lạc nội mạc tử cung: Những chị em bị lạc nội mạc tử cung cũng có nguy cao xuất hiện các nang nhỏ ở buồng trứng.

Mang thai: Khi mang thai, chị em thường bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến hình thành nhiều nang nhỏ ở buồng trứng để hỗ trợ cho bào thai và những khối nang này sẽ biến mất cho đến khi nhau thai hình thành..

Nhiễm trùng vùng chậu: Nhiễm trùng ở vùng chậu có thể lan ra buồng trứng và vòi trứng gây áp-xe buồng trứng và dẫn tới hình thành u nang buồng trứng.

Di truyền: Vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng nang buồng trứng có thể là do di truyền. Tuy nhiên, trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp chị em nữ giới bị đa nang buồng trứng cũng có mẹ hoặc chị gái từng mắc phải căn bệnh này.

Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống quá nhiều chất béo và tinh bột có thể khiến chị em dễ xuất hiện nhiều nang nhỏ ở buồng trứng. Và trên thực tế thì những người mắc bệnh đa nang buồng trứng thường là những người có cân nặng không ổn định và bị thừa cân.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng?

Chị em sẽ có nguy cơ xuất hiện nhiều nang nhỏ ở buồng trứng nếu có một trong các yếu tố sau:

+ Từng bị u nang, đa nang buồng trứng.

+ Có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt.

+ Bị béo phì hoặc bị thừa cân

+ Gia đình có bà, mẹ hoặc chị gái đã từng mắc bệnh u nang, đa nang buồng trứng.

Có nhiều nang nhỏ ở buồng trứng có nguy hiểm không?

Các bác sỹ chuyên Sản phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội cho biết:

Thường thì những khối nang nhỏ ở buồng trứng là lành tính và tự mất đi trong 2-3 chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì các khối nang nhỏ này phát triển lớn và nếu không được điều trị sẽ để lại nhiều ảnh hưởng như:

+ Xoắn u nang: khi khối u nang phát triển khiến buồng trứng bị xoắn hoặc di chuyển khỏi vị trí ban đầu nên dễ gây xoắn u nang. Khi bị u xoắn, người bệnh sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn, hạ huyết áp, xuất huyết,....

+ Vỡ nang: Do vỏ nang trơn, mỏng, bên trong lại chứa dịch nên khi phát triển to rất dễ gây vỡ nang khiến người bệnh đau bụng đột ngột, đau liên tục. Một số trường hợp vỡ nang gây chảy máu trong, dẫn đến choáng và ngất xỉu do mất máu.

+ Chèn ép các tạng xung quanh: khi u đã phát triển với kích thước lớn gây chèn ép bàng quang dẫn đến tiểu rắt, chèn ép trực tràng gây táo bón và đôi khi chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận, thậm chí chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây tuần hoàn bàng hệ,...

+ Gây ung thư: Do mặt trong của nang có những nhú nhỏ và khi mặt ngoài cũng xuất hiện các nhú nhỏ này thì nang sẽ có nguy cơ cao hoặc đã bị ung thư và số lượng các nhú càng nhiều thì nguy cơ ung thư càng cao.

Vì vậy, các bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo chị em khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh u nang buồng trứng thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Điều trị u nang buồng trứng

Những thông tin được cung cấp dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Vì vậy, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sỹ để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u nang buồng trứng?

Để chẩn đoán bệnh u nang buồng trứng, bác sĩ có thể thực hiện thăm khám vùng chậu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm để phát hiện chính xác khối u nang.

Bệnh nhân cần được tái khám sau 6 – 8 tuần để theo dõi khối u. Các phương pháp khác có thể bao gồm chụp CT hoặc MRI.

Đối với một số loại u nang đặc biệt, bệnh nhân có thể phải xét nghiệm máu.

Nếu u nang lớn hoặc kéo dài và nghi ngờ ung thư thì bệnh nhân có thể cần phải được sinh thiết. Sinh thiết là thủ thuật lấy ra một mẫu mô nhỏ và xét nghiệm qua kính hiển vi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u nang buồng trứng?

Việc điều trị u nang buồng trứng phụ thuộc vào từng loại u nang và nguyên nhân xuất hiện của chúng.

U nang chức năng thường không cần điều trị, chúng thường tự biến mất sau khoảng 2-3 chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu bị u nang tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể kê thuốc tránh thai dạng uống cho người bệnh. Các loại thuốc này có thể giúp giảm nguy cơ các u nang tái phát, tuy nhiên các thuốc này sẽ không giúp làm giảm kích thước của khối u.

Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định nếu có: Khối u nang phức tạp, khối u nang gây ra các triệu chứng, khối u nang lớn hơn 10 cm, bệnh nhân đã mãn kinh hoặc gần mãn kinh hoặc bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Người bệnh cần lưu ý rằng, điều trị bằng phương pháp nào là do bác sỹ chỉ định sau khi thăm khám và nắm bắt được tình trạng bệnh lý cụ thể.

Do đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay chữa trị bằng các phương pháp khác khi chưa có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa sẽ rất nguy hiểm gây xoắn nang, vỡ nang…

Để điều trị u nang buồng trứng hiệu quả thì chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm và điều trị theo đúng chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

Thói quen sinh hoạt trong điều trị u nang buồng trứng

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u nang buồng trứng?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh u nang buồng trứng bằng cách duy trì những thói quen sinh hoạt sau:

+ Không được tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa, uống đúng thuốc, đủ liều lượng và đúng giờ cũng như không được tự ý bỏ dỡ liệu trình điều trị khi chưa hỏi ý kiến bác sỹ.

+ Tái khám theo đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh và tình trạng sức khỏe.

+ Chú ý chu kỳ kinh nguyệt và nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường thì hãy tư vấn bác sỹ chuyên khoa.

+ Nên thăm khám phụ khoa định kỳ và tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện những bất thường nếu có nhằm có phương pháp điều trị sớm và hiệu quả.

+ Cần có chế độ ăn uống khoa học và lạnh mạnh, chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe đẩy lùi bệnh tật và hạn chế béo phì.

Trên đây là những thông tin về bệnh u nang buồng trứng(buồng trứng có nhiều nang nhỏ) mà chị em cần nắm rõ để có biện pháp phòng tránh hiệu quả cũng như nhận biết và can thiệp kịp thời khi mắc bệnh.

Để biết thêm thông tin chi tiết hơn liên hệ tới hotline: 03.59.56.52.52 hoặc chat trực tiếp với bác sĩ TẠI ĐÂY. Các bác sỹ chuyên gia sẽ giải đáp những thắc mắc với mỗi bạn.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Website: bacsychuyenkhoa.vn

Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hà Nội

Huy Nguyễn

Tin nổi bật