"Chẳng có gì chứng minh Mona Lisa thực sự xuất chúng hơn các tác phẩm khác, ngoài việc nó là một tác phẩm đẹp của một danh họa cho đến khi nó bị trộm".
Vicenzo Peruggia đánh cắp Mona Lisa do muốn bức họa được trở về Italy. |
Vào buổi sáng ngày 21/8/1911, tại Paris (Pháp) đã xuất hiện 3 bóng hình đáng ngờ trong khu vực bảo tàng, bao gồm Vincenzo Perugia và hai anh em nhà Lancelotti.
Họ đến Bảo tàng Louvre vào chiều chủ nhật và bí mật ngủ qua đêm trong một nhà kho hẹp gần Salon Carré, một gian phòng trưng bày các bức tranh thời kỳ Phục Hưng. Sáng hôm sau, xuất hiện với bộ trang phục màu trắng của nhân viên bảo tàng, những tên trộm lẻn vào Salon Carré và đánh cắp một bức tranh nhỏ trên tường.
Họ tháo bỏ lớp kính bảo vệ và phần khung, sau đó Perugia giấu bức tranh dưới lớp áo choàng của mình. Cuối cùng, họ lẻn ra khỏi phòng trưng bày, đi xuống cầu thang dẫn tới cổng phụ và nhanh chóng lẫn vào dòng người đi đường ở Paris. Bức tranh bị đánh cắp là bức họa nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci.
Vào thời điểm đó, Louvre có hơn 400 phòng triển lãm, với 200 bảo vệ. Thậm chí vào ban đêm, số bảo vệ còn ít hơn và không có hệ thống báo động.
Khi đánh cắp bức tranh, chính Vincenzo cũng không bao giờ nghĩ rằng hành động này giúp Mona Lisa tỏa sáng. Báo chí Pháp lúc đó đã có một ngày khó quên.
Tin tức về vụ trộm xuất hiện trên mọi trang báo khắp thế giới. Hình ảnh của bức tranh vì thế cũng bùng nổ, ai ai cũng biết đến nó. Người ta bắt đầu chế giễu chính quyền Paris không có khả năng quản lý Louvre.
Bức họa Mona Lisa. Ảnh: Goran Blazeski |
Suốt hai năm sau, cảnh sát Pháp được điều động khắp nơi để săn lùng bức tranh. Pablo Picasso cũng bị nghi ngờ dính líu đến vụ trộm. Cảnh sát thậm chí đã thẩm vấn Vincenzo hai lần, nhưng lại loại người này khỏi vụ án vì cho rằng người này không có động cơ để thực hiện một vụ trộm liều lĩnh. Cảnh sát trưởng Paris đã phải nghỉ hưu trong tủi hổ.
Tháng 12/1913, cảnh sát mới bắt được Vincezo và Mona Lisa được tìm thấy. Tên trộm 32 tuổi bị kết án tù 7 tháng.
Cho rằng Mona Lisa xứng đáng được trưng bày tại Italy, ông Vincenzo Perugia quyết định đánh cắp bức tranh và cất giấu nó trong suốt hai năm.
Khi đang giao dịch với giám đốc bảo tàng Uffizi tại Florence (Italy), Peruggia đã bị bắt. Sau một quãng thời gian được trưng bày tại đất nước hình chiếc ủng, bức tranh Mona Lisa sau đó được trả lại cho bảo tàng Louvre vào năm 1914.
Về phía Vicenzo Peruggia, ông khai rằng mình phạm tội vì “yêu nước”. Tòa tuyên án ông phải ngồi tù một năm 15 ngày, nhưng Peruggia sớm được thả chỉ sau 7 tháng. Sau đó, ông còn phục vụ trong quân đội Italy hồi Thế chiến I, rồi qua đời vào năm 1925 ở tuổi 44.
"Chẳng có gì chứng minh Mona Lisa thực sự xuất chúng hơn các tác phẩm khác, ngoài việc nó là một tác phẩm đẹp của một danh họa cho đến khi nó bị trộm. Vụ trộm đã khiến sức hấp dẫn của bức tranh tăng vọt và trở nên nổi tiếng", Noah Charney, giáo sư bộ môn lịch sử nghệ thuật và là tác giả của cuốn sách The Thefts of the Mona Lisa cho biết.
Ngày nay, kiệt tác này được ví như "viên kim cương" trên vương miện của bảo tàng Louvre, giúp thu hút gần 10 triệu lượt khách đến đây mỗi năm. Nó cũng trở thành "nàng thơ" bất tử đối với nhiều danh nhân, từ các tác phẩm nghệ thuật pop của Andy Warhol đến tiểu thuyết bán chạy nhất của Dan Brown - Mật mã Da Vinci.
Mộc Miên (T/h)