Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

CT Hà Nội: Công khai danh tính 24 đơn vị trồng cây cẩu thả, đổ cả loạt trong bão

(DS&PL) -

Sáng nay, 6/8, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung giải đáp nhiều câu hỏi của người dân về chuyện cây đổ hàng loạt trong bão để lộ việc trồng ẩu.

Tại hội nghị tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội sáng 6/8, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung giải đáp nhiều câu hỏi của người dân về chuyện cây đổ hàng loạt trong bão để lộ việc trồng ẩu, chuyện cắt ngọn nhà 8B Lê Trực, xử lý vụ án đường ống nước sạch sông Đà…

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung (bìa phải) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị tiếp xúc cử tri sáng nay.

Cử tri Phạm Huy Hà (phường Liễu Giai, quận Ba Đình) đặt vấn đề, nhiều chủ trương đúng nhưng do cán bộ, do con người triển khai không đủ năng lực, trách nhiệm dẫn đến sai hỏng. Ông Hà lấy ví dụ, chủ trương loại bỏ cây hỏng là tốt nhưng hàng ngàn cây xanh bị chặt phá hàng loạt, 2 lần phải trồng lại. Vừa qua, hoàn lưu của bão số 1 quét qua Hà Nội cũng làm bật gốc hàng loạt cây xanh, để lộ việc trồng cây ẩu tả, còn để nguyên bao nilon bọc bầu rễ hay dây buộc chằng chịt.

“Như vậy hàng cây đã được sống bao giờ đâu mà bảo cây chết vì bộ rễ vẫn bọc nguyên trong túi nilon thì sao sống được?” – cử tri ta thán.

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung xác nhận việc vừa qua thành phố thực hiện việc trồng, bổ sung cây xanh trên nhiều tuyến phố và cơn bão số 1 đã tác động nặng nề lên những hàng cây mới trồng.

Chủ tịch thành phố cho biết, đợt trồng bổ sung cây xanh vừa qua, các chủ đầu tư đều làm dự án và được Sở Xây dựng phê duyệt về số lượng, chủng loại cây trồng. Tuy nhiên, một khâu chưa được giám sát sát xao là về cách thức trồng, chăm sóc số cây này.

Vậy nên khi cơn bão số 1 quét qua Hà Nội, một số tuyến đường như Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Trãi, các khu vực ở 2 quận mới là Bắc và Nam Từ Liêm đã bộc lộ những hình ảnh cây xanh bật gốc cho thấy việc trồng ẩu như phản ánh.

Ông Chung cho biết, thành phố đã kiểm tra, xác định có 24 công ty tham gia trồng các loại cây này (tuy phương thức thực hiện là xã hội hoá nhưng cũng đều bằng các nguồn ngân sách của thành phố). Sau sự việc, đến nay, lãnh đạo thành phố thống nhất chỉ giao cho Cty công viên cây xanh thực hiện việc cắt tỉa, trồng mới cây xanh trên địa bàn thành phố.

Thực tế, trong trận bão, 3.000 cây do công ty công viên cây xanh quản lý, thực hiện cắt tỉa cành, tán từ đầu năm đến giờ rất ít đổ, số cây gãy đổ chủ yếu nằm trong nhóm trồng mới hoặc chưa được quản lý, cắt tỉa cành đúng quy trình trước mùa mưa bão.

Chủ tịch Hà Nội cũng giải thích, tham khảo ở tất cả các thành phố trên thế giới thì mô hình được duy trì đều là chỉ giao cho một đơn vị doanh nghiệp công ích, một đầu mối phụ trách nhiệm này vì quá nhiều đầu mối như vừa qua, việc kiểm tra, giám sát, truy trách nhiệm phân tán, khó quản lý.

Cây xanh trồng trên mới trồng trên các tuyến phố đổ hàng loạt trong cơn bão số 1 vừa qua.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng thông tin, tuần tới thành phố sẽ công khai danh tính những đơn vị đã trồng những cây xanh bật gốc như vừa qua.

“Phản ánh của cử tri hoàn toàn đúng. Việc chặt bỏ, gây nguy hại đến những hàng cây đã gắn bó bao năm ảnh hưởng đến tâm tư của người dân thủ đô nên chúng tôi đã yêu cầu chấn chỉnh ngay hoạt động này. Thành phố sẽ khắc phục, không để tiếp tục tình trạng trồng cây mà để cây bật gốc, chết chỉ vì người làm ẩu” – người đứng đầu chính quyền thành phố nói.

Chuyển sang vấn đề khác, cử tri Nguyễn An Ban (phường Thành Công, quận Ba Đình) bày tỏ bức xúc với các đại biểu Quốc hội Hà Nội về vụ đường ống nước sông Đà vỡ đã hơn 20 lần, cán bộ không bị truy tố vì… vi phạm lần đầu chứng tỏ pháp luật chỉ “nặng” với người ngoài mà nhẹ tay với cán bộ.

Xác định sự cố với đường ống dẫn nước sông Đà đúng là một việc gây bức xúc, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, vừa qua đã cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, dưới sự giám sát của VKSND tối cao đã khởi tố, điều tra vụ án. Viện tối cao đã uỷ quyền cho VKSND TP Hà Nội tham gia phiên toà xét xử sơ thẩm do TAND thành phố tổ chức tới đây. Việc xử lý với các cá nhân sai phạm trong vụ việc này thế nào, theo đó, hoàn toàn liên quan đến nhận định, đánh giá của các cơ quan tố tụng.

Ông Chung đề nghị cử tri, nhân dân bình tĩnh chờ kết quả xét xử xem 9 bị can khởi tố và những người liên quan thế nào sẽ nhận phán quyết thế nào.

Phần khác, để phục vụ sinh hoạt của người dân, vừa qua, Hà Nội đã phối hợp với Bộ Xây dựng chuẩn bị các công đoạn, trong tháng tới sẽ khởi công tuyến ống dẫn nước sạch sông Đà số 2. Phương án được duyệt là trên 1 đường song song sẽ lắp liền 2-3 ống để quá trình vận hành, nếu có sự cố cũng có phương án thay thế, không để ảnh hưởng đến hàng loạt dân. Đường ống mới được lựa chọn công nghệ hiện đại hơn từ các nước G7.

Phong toả tài khoản chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực, thu tiền "cắt ngọn" công trình

Về vấn đề xử lý sai phạm tại toà nhà số 8B Lê Trực, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, quan điểm của lãnh đạo Chính phủ qua 2 đời Thủ tướng (nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) cũng như của lãnh đạo thành phố đều rất rõ. Hà Nội cương quyết thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, buộc xử lý, phá dỡ những phần sai phạm chủ đầu tư đã thực hiện.

Ông Chung giải thích, vừa qua, việc phá dỡ giao cho nhà thầu Phương Bắc thực hiện nhưng năng lực doanh nghiệp hạn chế, với phương tiện cắt dỡ cũ mà toà nhà lại được xây dựng rất kiên cố nên tiến độ thực hiện quá chậm. Hiện tại, thành phố đã thay bằng nhà thầu Hải Phát. Tới đây, nhà thầu này sẽ tiến hành quây cả đoạn dải phân cách trên đường Lê Trực để triển khai công trường cắt ngọn toà nhà, bằng công nghệ cắt nước, tốc độ phá dỡ sẽ nhanh hơn.

Ngoài ra, Chủ tịch thành phố thông tin, chủ đầu tư toà nhà 8B Lê Trực (là thương binh) vừa qua có kích động một số chủ căn hộ gửi đơn thư đi khắp các nơi để trì hoãn việc phá dỡ nhưng công trình được xác định là vi phạm nên những kiến nghị không có căn cứ, thành phố đã trả lời cụ thể.

“Xin cử tri cứ yên tâm là thành phố sẽ làm nghiêm túc. Chúng tôi đã ra văn bản, phong toả tài khoản của chủ đầu tư để đảm bảo kinh phí phá dỡ. Thành phố ứng trước tiền cho đơn vị phá dỡ là để thực hiện việc cắt ngọn toà nhà cho nhanh chứ chi phí nhất quyết người sai phạm sẽ phải chịu. Tới đây, chúng tôi cũng sẽ không cho chủ đầu tư này tiếp tục các dự án trên địa bàn thành phố nếu không tích cực khắc phục hậu quả sai phạm” – ông Chung khẳng định.

P.THẢO

Nguồn: Dân trí

[mecloud]tTidckCQ7J[/mecloud]

Tin nổi bật