Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sử dụng nước nhiễm E.coli nguy hiểm thế nào? Chuyên gia chỉ cách giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Vi khuẩn E.coli nhiễm vào nguồn nước hoặc thức ăn có thể gây ra hàng loạt bệnh đặc biệt làm suy yếu khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới.

Sử dụng nguồn nước hoặc thức ăn nhiễm vi khuẩn E.coli có thể dẫn đến hàng loạt bệnh nguy hiểm

Nói đến vấn đề nuồn nước sử dụng nhiễm khuẩn E.coli, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), cho biết vi khuẩn E.coli có trong tự nhiên. Trong quá trình sinh hoạt, loại vi khuẩn này sinh sôi nảy nở có thể nhiễm vào thức ăn, qua đường ruột ra ngoài tự nhiên, hoặc từ động vật, theo báo Phụ nữ mới.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, không phải là loại bệnh truyền nhiễm nhưng khi vi khuẩn E.coli nhiễm vào nguồn nước hoặc thức ăn có thể dẫn đến hàng loạt bệnh (những ai dùng nguồn nước này đều dễ bị bệnh).

Đa số người bị nhiễm E.coli thời gian đầu không có triệu chứng mắc bệnh. Ảnh minh họa

Thời gian ủ bệnh của loại vi khuẩn này là khoảng 3-4 ngày, sau đó một loạt các triệu chứng đường ruột xuất hiện. Các triệu chứng có thể là tiêu chảy nhẹ, sốt nhẹ hoặc tiêu chảy ngắt quãng không kèm theo sốt.

Trong một số ít trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi và người già, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và có thể phát triển hội chứng tăng urê máu có tán huyết gây suy thận, xuất huyết và các vấn đề thần kinh khác. Tỷ lệ tử vong là khoảng 3-5% ở những trường hợp này.

Đa số bệnh nhân khi bị vi khuẩn E.coli tấn công sẽ bị tiêu chảy, đau bụng, trong nhiều trường hợp có máu lẫn trong phân. Ngoài ra, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy buồn nôn, ăn uống kém ngon miệng, cơ thể rơi vào tình trạng uể oải, mệt mỏi…

Vi khuẩn E.coli xâm nhập vào cơ thể có thể gây rủi ro về sức khỏe sinh sản cho cả nam và nữ

Cũng theo NCS Nguyễn Phúc Khánh Linh - Trường Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, các chất gây ô nhiễm do con người gây ra trong nước có thể gây rủi ro cho sức khỏe sinh sản.

Sử dụng nguồn nước nhiễm vi khuẩn E.Coli có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của cả nam giới và nữ giới. Ảnh minh họa

Hầu hết các hợp chất này được biết đến là hóa chất phá vỡ các kết nối nội tiết của tế bào (EDCs). EDC có thể tác động đến hệ thống nội tiết của cơ thể, làm suy yếu khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới.

Ông Thịnh cho biết thêm, nếu vi khuẩn chỉ xuất hiện trên bề mặt ruộng đồng hoặc ngoài không khí thì không nguy hiểm vì có thể bị tiêu diệt do nhiệt độ…

Nhưng khi vi khuẩn E.coli ngấm sâu vào đất, nguồn nước không được xử lý triệt để thì có thể ngấm vào mạch nước lan ra rộng hơn. Mạch nước ngầm nào nếu ngấm vào nguồn nước sử dụng thì sẽ dẫn đến nguy hiểm.

"Khi người dân dùng nguồn nước ô nhiễm này thì có thể dẫn đến hàng loạt ảnh hưởng, thậm chí gây chết người", PGS.TS Thịnh nói.

Cách nhận biết nước sạch và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn trong nguồn nước

Cách nhận biết nguồn nước sạch, không nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa

Chuyên gia y tế cho biết thêm, ở nhiều nước phát triển, các đơn vị cung cấp nước sạch với công nghệ cao họ tuân thủ các quy định nghiêm ngặt, nước lấy từ vòi ra có thể dùng được luôn. Tuy không tinh khiết như nước đóng chai, nhưng nguồn nước từ vòi này có thể dùng trực tiếp mà không có chất nguy hại và không có vi khuẩn. Người dân có thể dùng uống trực tiếp, nấu ăn trực tiếp mà không lo ngại đến sức khỏe.

Bộ Y tế nói gì về thông tin thiếu thuốc điều trị tay chân miệng ở phía Nam?

Tuy nhiên, PGS khuyến cáo, người dân tuyệt đối không dùng trực tiếp nguồn nước khi phát hiện nhiễm khuẩn. Đơn vị xử lý nguồn nước cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định và tiêu chuẩn nguồn nước cung cấp cho người dân theo tiêu chuẩn Bộ Y tế cho phép.

"Để đề phòng nhiễm khuẩn, người dân cần ăn chín uống sôi. Với hoa quả, sau khi rửa sạch thì phải gọt hoặc bóc vỏ...", chuyên gia nói thêm.

VnExpess thông tin thêm, phương pháp truyền thống giúp mọi người có nguồn nước sạch rẻ nhất, nhanh nhất và được sử dụng nhiều nhất đó chính là đun sôi.

Nên đun nước sôi đến 100 độ C và tiếp tục giữ nhiệt độ này trong vòng 15 phút để khử trứng giun, sán và các vi khuẩn cứng đầu.

Lưu ý, hãy đậy nắp sau khi đun sôi để tránh việc bụi bẩn xâm nhập, để nguội sau đó mới đem đi sử dụng. Ngoài ra, người dùng nên sử dụng nước uống đun sôi trong vòng 24h để tránh sự nhiễm khuẩn trở lại và gây hại cho cơ thể.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật