Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sử dụng điện thoại khi lái xe phạt bao nhiêu?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe được quy định mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

(ĐSPL) - Hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe được quy định mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Mới đây, một đoạn video được đăng tải trên diễn đàn Otofun ghi lại cảnh một tài xế vừa phóng xe chạy nhanh vừa dùng điện thoại để... "lướt" facebook.

[mecloud]e9W7rQ2npZ[/mecloud]

Theo chủ nhân của đoạn clip chia sẻ, tài xế vừa phóng xe chạy nhanh vừa dùng điện thoại để... "lướt" Facebook, gây hoang mang, lo sợ cho những hành khách trên xe. Chủ nhân của đoạn video cũng bày tỏ băn khoăn, với hành vi vừa điều khiển xe vừa sử dụng điện thoại như trên, liệu có bị phạt nguội?

Theo Nghị định 46 của Chính phủ được áp dụng từ 1/8, hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe được quy định mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng (bổ sung vào quy định xử phạt để phù hợp với Công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ mà Việt Nam vừa mới gia nhập).

Theo đó, việc xử phạt các lỗi vi phạm sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô là cần thiết vì việc này sẽ khiến tài xế không tập trung, phân tán tư tưởng, gây nguy hiểm an toàn giao thông cho cá nhân và những người xung quanh.

Trước đó, CSGT vẫn áp dụng nghị định 171 để xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó chỉ quy định lỗi nghe điện thoại khi điều khiển xe máy phạt 70.000 đồng thôi, chứ chưa có phạt xe ô tô.

Về cơ bản sẽ có 2 hình thức xử phạt được áp dụng, đó là xử phạt trực tiếp tại chỗ và xử phạt nguội thông qua hình ảnh được ghi lại từ camera giám sát giao thông hoặc camera giám sát hành trình.

Bằng mắt thường CSGT rất dễ phát hiện vi phạm, ở bên ngoài có thể nhìn qua kính xe để yêu cầu dừng xe xử phạt. Ngoài ra trên các hãng xe taxi, xe khách, vận tải công ty người ta đều lắp hết camera giám sát hình trình. Đây là căn cứ để xử phạt, không có khó khăn gì hết.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP còn quy định người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16-18 triệu đồng (mức phạt cũ tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP là từ 10-15 triệu đồng). Người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn và chất ma túy của người thi hành công vụ cũng bị áp dụng mức phạt trên.

Ngoài ra, nghị định 46/2016/NĐ-CP còn quy định cụ thể thời gian phải bật đèn xe.

Bắt buộc người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô; mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; máy kéo, xe máy chuyên dùng “Sử dụng đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn”.

- Nếu người điều khiển vi phạm quy định nêu trên sẽ bị xử phạt theo mức sau đây:

+ Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: 600 – 800 nghìn đồng (Điểm g Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46)

+ Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: 80 – 100 nghìn đồng (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 46).

+ Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: 200 – 400 nghìn đồng (Điểm e Khoản 3 Điều 7 Nghị định 46).

Luật gia ĐỒNG XUÂN THUẬN
Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật