Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sự cố mất điện ở Tân Sơn Nhất: Xuất hiện tình tiết mới đáng ngờ

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Liên quan đến sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất, TGĐ Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết xuất hiện nhiều tình tiết mới đáng ngờ cần điều tra làm rõ.

(ĐSPL) – Liên quan đến sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất, TGĐ Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết xuất hiện nhiều tình tiết mới đáng ngờ cần điều tra làm rõ.

Sự cố mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất được xác định là do lỗi chủ quan của con người!.

“Một điều chúng tôi đang làm rõ là vì sao lại mất điện lần thứ hai”, TGĐ Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam nói về sự cố mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Liên quan đến sự cố mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra và kiểm điểm rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan.

Theo đó, ngày 25/11, tổ công tác điều tra về sự cố mất điện tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh (ACC HCM) đã chính thức được thành lập với thành phần tham dự gồm lãnh đạo Cục Hàng không VN, Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85, Bộ Công an), lãnh đạo Tổng Công ty Quản lý bay VN và một số đơn vị tham gia hỗ trợ gồm Viện Điện - Điện tử - Tin học TP Hồ Chí Minh.

Trước đó, theo tin tức từ Cục Hàng không Việt Nam, vào lúc 11h5 ngày 20/11, một sự cố hy hữu đã xảy ra tại sân bay Tân Sơn Nhất khi bất ngờ mất điện tại ACC/HCM dẫn đến Công ty Quản lý bay miền Nam phải áp dụng kế hoạch ứng phó không lưu.

Thời điểm xảy ra sự cố, có 54 tàu bay hoạt động trong vùng FIR HCM, sự cố kéo dài nên số tàu bay bị ảnh hưởng lên tới 92 chiếc.

Nguyên nhân của vụ việc này được ông Đinh Việt Thắng - TGĐ Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam khẳng định là do lỗi chủ quan của con người gây ra.

Ông Thắng cho rằng, trong thiết kế đảm bảo 99,9\% nguồn điện sẽ không bao giờ bị ngắt nếu không có sự tác động của con người. 

Theo Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chia sẻ trên báo Tiền phong, nguồn điện cấp cho ACC HCM gồm điện lưới, 3 UPS và 3 máy phát điện. Mỗi UPS có thể cấp điện 30 phút, 3 UPS duy trì được 1 tiếng rưỡi; một máy phát điện cấp đủ cho cả hệ thống.

Sự cố xảy ra lúc 11 giờ ngày 20/11, kíp trực có 3 người, do ông Lê Trí Tình phụ trách. Theo quy trình, mỗi tuần có 2 ngày phải đóng điện lưới để bật máy phát điện. Kíp trực đóng điện lưới, khởi động máy phát điện bình thường. Nhưng khi đó, một UPS báo lỗi.

Nếu cứ để bình thường như vậy, 2 UPS kia vẫn hoạt động. Muốn sửa UPS phải cấp điện lưới trực tiếp vào cho hệ thống, cô lập UPS bị hỏng. Nhưng kíp trực thực hiện sai quy trình, bấm luôn vào nút tắt nguồn trên UPS (bấm 2 lần). Trong khi đó, hệ thống UPS này có tính năng, nếu chưa cô lập, tắt một cái, cả hệ thống UPS ngưng hoạt động, tắt cả hệ thống, dẫn đến mất điện.

Xem video tham khảo:

Sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất là đăc biệt nghiêm trọng

Ông Thắng nói: "Bình thường, nếu bấm nhầm nút tắt nguồn trên UPS cũng không mất điện vì ngoài UPS có một đường lưới trực tiếp. Nhưng trước khi sự cố xảy ra, ông Tình đã ngắt hệ thống điện lưới trực tiếp này để chạy thử máy phát điện".

Khi mất điện, cách ứng xử tốt nhất là đưa điện lưới ngay vào hệ thống, nhưng kíp trực lại tập trung sửa UPS. Khoảng 10 phút sau, họ mới thực hiện. Lúc này, hệ thống cấp điện hoạt động lại bình thường, kể cả UPS. Tuy nhiên, điều bất ngờ là sau một lúc, điện lại đột ngột mất. Kíp trực quay sang khởi động lại máy nổ, đấu điện trực tiếp vào hệ thống. Lúc này sự cố mới được khắc phục.

Tổng thời gian mất điện là 31 phút; đến phút thứ 40, chức năng liên lạc của hệ thống mới hoạt động trở lại. Hệ thống ra đa phải khởi động mất thời gian; sau đó 1 giờ mới hoạt động bình thường. Một điều chúng tôi đang làm rõ là vì sao lại mất điện lần thứ hai. Máy móc thiết bị ghi lại cho thấy đã có người bấm thêm một lần nữa vào nút đỏ trên UPS. Cái này, tổ điều tra sẽ làm rõ", ông Thắng cho hay.

Ngoài nguyên nhân chủ quan như trên, theo ông Thắng còn do công tác quản lý, giám sát. Nguyên nhân thứ ba là thiết kế hệ thống. Hệ thống được thiết kế như vậy là an toàn, nhưng sự an toàn lại tập trung vào một nút bấm thì cũng chưa loại bỏ hết khả năng xảy ra sự cố.

Tin nổi bật