Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sri Lanka hủy họp Quốc hội để tiết kiệm xăng dầu

(DS&PL) -

Sri Lanka đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948.

Ngày 23/6, các quan chức Chính phủ Sri Lanka cho biết Quốc hội nước này đã hủy các cuộc họp trong hai ngày cuối tuần để tiết kiệm nhiên liệu.

Theo Bộ trưởng Năng lượng Sri Lanka Kanchana Wijesekera, chuyến hàng chở xăng dự kiến tới nước này trong ngày 23/6 đã bị hoãn lại. Do đó, ông đề nghị người dân giảm tần suất sử dụng xe. "Trong hôm nay (23/6) và ngày mai (24/6), chỉ một lượng xăng hạn chế được phân phối mỗi ngày tới các trạm xăng", ông Wijesekera trả lời các phóng viên ở Colombo.

Người và xe xếp hàng dọc một con phố để chờ mua xăng dầu ở Pugoda, Sri Lanka.

Sri Lanka đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948. Do thiếu hụt ngoại tệ, nước này không thể nhập khẩu nhiều mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu và thuốc men. Tình trạng lạm phát và mất điện thường xuyên khiến cuộc sống của khoảng 22 triệu người Sri Lanka thêm khổ sở.

Ngày 22/6, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cho biết nền kinh tế của nước này đã đến mức "sụp đổ hoàn toàn". "Chúng ta đang đối diện với một tình huống nghiêm trọng hơn rất nhiều việc bị thiếu nhiên liệu, khí đốt, điện và thực phẩm", ông Wickremesinghe nói.

Các nhà lập pháp của hai đảng đối lập ở Sri Lanka đang tẩy chay Thủ tướng Wickremesinghe, người vừa trở thành thủ tướng cách đây hơn một tháng và cũng là Bộ trưởng Tài chính, vì đã không thực hiện cam kết xoay chuyển nền kinh tế.

Thủ tướng Wickremesinghe cho biết Sri Lanka không thể nhập khẩu nhiên liệu nhập khẩu do Tập đoàn Dầu khí Ceylon đang nợ nần chồng chất 700 triệu USD. Vì lẽ đó, không quốc gia hay tổ chức nào trên thế giới sẵn sàng cung cấp nhiên liệu cho Sri Lanka.

Trước đó vào ngày 20/6, Chính phủ Sri Lanka đã yêu cầu đóng cửa tất cả trường học chỉ những nhân viên chủ chốt đi làm trong các văn phòng chính phủ mới được đi làm. Lệnh đóng cửa trường học và các dịch vụ chính phủ thiết yếu tại Sri Lanka sẽ kéo dài trong hai tuần. Bệnh viện và cảng biển chính của Colombo - thành phố lớn nhất Sri Lanka vẫn hoạt động.

Sri Lanka hiện phụ thuộc vào gói hỗ trợ 4 tỷ USD từ nước láng giềng Ấn Độ, song khó duy trì được lâu, theo Thủ tướng Wickremesinghe.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã cam kết hỗ trợ Colombo từ 300 - 600 triệu USD để mua thuốc và các mặt hàng thiết yếu khác. Ngoài ra, Sri Lanka thông báo rằng họ sẽ đình chỉ trả khoản nợ nước ngoài 7 tỷ USD đã đáo hạn trong năm nay, trong khi chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về một gói giải cứu mới. Ước tính, quốc gia này trung bình phải trả 5 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho đến tận năm 2026.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật