Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sở GD&ĐT TP.HCM ra văn bản khẩn về phòng chống dịch Marburg

(DS&PL) -

Sở GD&ĐT TP.HCM vừa ra văn bản khẩn về việc tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg trong trường học.

Ngày 6/4, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Trương Trí Dũng vừa ký văn bản khẩn về việc tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg trong trường học, theo Pháp luật Việt Nam.

Theo đó, để chủ động phòng, chống dịch bệnh Marburg không để dịch bệnh xảy ra tại các cơ sở giáo dục, Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị phối hợp và thực hiện nghiêm những hướng dẫn phòng, chống bệnh Marburg của ngành y tế địa phương.

Virus Marburg có ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phổ biến tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường những thông tin cơ bản về bệnh Marburg.

Theo Bộ Y tế, Marburg là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Marburg gây ra, ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus). Bệnh có thể lây truyền từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người, lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch…) hoặc với môi trường/vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc/chết do virus.

Thời gian ủ bệnh là 2-21 ngày. Bệnh khởi phát với các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết.

Hiện bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50%, có thể lên tới 88%), bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Trước đó, ngày 31/3, UBND TP.HCM cũng có văn bản khẩn yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg.

UBND TP.HCM yêu cầu chủ tịch UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức và thủ trưởng các sở, ngành liên quan triển khai các biện pháp giám sát, phòng, chống, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố.

Sở Y tế tập trung giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, tại cộng đồng và cơ sở y tế, từ đó phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để điều tra dịch tễ (lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch ở châu Phi trong vòng 21 ngày).

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc phối hợp với Viện Pasteur TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán, quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây ra cộng đồng, theo Tri thức trực tuyến.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật