Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sở Công thương TP.HCM đề xuất cho hàng quán phục vụ ăn uống tại chỗ đến 21h

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Sở Công Thương TP.HCM vừa có đề xuất gửi UBND thành phố về việc cho phép các hàng quán bán ăn uống tại chỗ đến 21h mỗi ngày, công suất tối đa từ dưới 50%.

Mới đây, sở Công thương TP.HCM vừa có đề xuất gửi UBND thành phố về việc cho phép mở bán ăn uống tại chỗ trên địa bàn thành phố.

Theo công văn đề xuất do sở Công Thương gửi UBND TP.HCM, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ tại chỗ và phải đảm bảo các điều kiện hoạt động.

Cụ thể, áp ứng các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP.HCM.

Sở Công thương TP.HCM cho hay, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải được tổ chức an toàn đảm bảo các yêu cầu sau (trừ hệ thống các nhà hàng tổ chức tiệc cưới, nhà hàng tại các cơ sở lưu trú, cơ sở tham quan phục vụ khách du lịch):

Thời gian hoạt động: kết thúc trước 21h hàng ngày; công suất hoạt động: tối đa 50%.

Sở Công thương TP.HCM đề xuất cho hàng quán phục vụ ăn uống tại chỗ đến 21h, công suất hoạt động tối đa 50%. Ảnh minh họa 

 

Đáng chú ý, sở Công thương cũng đề nghị không bán, không sử dụng đồ uống có cồn; chỉ cho phép quận 7 và TP.Thủ Đức được thực hiện thí điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống có bán, sử dụng đồ uống có cồn tại một số địa bàn do Chủ tịch UBND quận 7 và TP.Thủ Đức quyết định.

Sở Công thương cũng đề nghị UBND thành phố giao các sở, ban, ngành thành phố, các quận, huyện và TP.Thủ Đức căn cứ chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, đảm bảo việc triển khai thực hiện đáp ứng các yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch.

Giao Ban Quản lý An toàn thực phẩm phối hợp với các quận, huyện và TP.Thủ Đức hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện đúng quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố.

Sở Du lịch hướng dẫn về hoạt động của các nhà hàng tại các cơ sở lưu trú, cơ sở tham quan phục vụ khách du lịch.

Sở Y tế hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo quy định.

Trước đó, theo thông báo ngày 24/10, TP.HCM đang ở cấp độ 2. Trong 22 địa phương cấp quận, huyện, 9 đơn vị đạt cấp độ 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), 12 địa phương đạt cấp độ 2 (màu vàng - nguy cơ trung bình), 1 địa phương ở cấp độ 3 (màu cam - nguy cơ cao).

Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định các địa bàn từ cấp 3 xuống cấp 2 có thể thay đổi một số biện pháp.

Cụ thể, một số lĩnh vực có thể hoạt động hoặc hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế như: Ăn uống tại chỗ, bán hàng rong, vé số dạo; rạp chiếu phim; giáo dục, đào tạo trực tiếp.

Riêng cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, massage, quán bar, Internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp và các cơ sở khác ngừng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế.

UBND TP.HCM đề nghị các quận, huyện căn cứ cấp độ dịch được công bố để triển khai các biện pháp hành chính "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trong lĩnh vực và trên địa bàn.

Tuy nhiên, nhiều địa bàn cho biết vẫn đang chờ UBND TP.HCM đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn về các biện pháp được hoạt động.

Đến trưa 27/10, các quận, huyện và TP.Thủ Đức vẫn đang áp dụng Chỉ thị 18.

Thủy Tiên (T/h)

Tin nổi bật