Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Số ca nhiễm COVID-19 vượt 23 triệu người, WHO hi vọng đại dịch được dập tắt trong 2 năm tới

(DS&PL) -

WHO hy vọng thế giới sẽ dập tắt được đại dịch COVID-19 trong 2 năm tới, trong khi đó số ca nhiễm toàn cầu hiện nay đã vượt mốc 23 triệu người.

WHO hy vọng thế giới sẽ dập tắt được đại dịch COVID-19 trong 2 năm tới, trong khi đó số ca nhiễm toàn cầu hiện nay đã vượt mốc 23 triệu người.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters

AFP đưa tin, Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán thế giới sẽ vượt qua đại dịch COVID-19 trong vòng chưa đầy 2 năm tới.

"Chúng tôi hy vọng sẽ chấm dứt đại dịch này trong vòng chưa đầy 2 năm tới", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố trong buổi họp báo thường kỳ ở Geneva, Thụy Sĩ.

Theo ông Tedros, thế giới sẽ dập được Covid-19 nhanh hơn so với đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.

Ông Tedros cho rằng bất lợi hiện này là tính kết nối, hội nhập của thế giới tạo điều kiện cho đại dịch lây lan nhanh với "tốc độ ánh sáng", song ngày nay cũng thuận lợi hơn với nhiều công nghệ tốt hơn.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha là đại dịch gây chết chóc nhất trong lịch sử hiện đại, nó khiến khoảng 50 triệu người tử vong và khoảng 500 triệu người mắc bệnh trong khoảng thời gian từ tháng 2/1918 đến tháng 4/2020.

Theo dữ liệu cập nhật trên trang worldometers, tính đến 6h30 sng 22/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 23.095.849 ca nhiễm COVID-19, trong đó 802.306 ca tử vong.

Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của đại dịch COVID-19 với 5.794.802 ca nhiễm, 179.141 ca tử vong. Tiếp theo là Brazil, Ấn Độ, Nga và Nam Phi.

Ngày 21/8, ông Robert Redfield, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) nhận định số ca tử vong do dịch COVID-19 tại nước này sẽ bắt đầu giảm vào tuần tới khi tỷ lệ tử vong trung bình mỗi ngày trong 7 ngày qua luôn ở mức 1.000 ca.

Ông Redfield đưa ra nhận định trên căn cứ số liệu thống kê dịch bệnh thực tế cho thấy mức tăng trung bình số ca nhiễm mới trên toàn nước Mỹ đã giảm trong nhiều tuần.

Tuy nhiên, quan chức CDC này cho rằng cần có thêm thời gian để các biện pháp phòng dịch phát huy hiệu quả trong việc giảm tốc độ lây lan, bao gồm việc tiếp tục khuyến khích sử dụng khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội và đóng cửa các cơ sở giải trí - biện pháp được thực hiện ở các bang được đánh giá là "điểm nóng" đại dịch là Arizona và Texas.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật