Căn cứ Nghị quyết 27/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2018, giáo viên là viên chức trong khu vực công và giáo viên là người lao động trong khu vực doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết này. Đồng nghĩa, giáo viên là đối tượng được thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ 01/7/2024.
Theo đó, nếu cải cách chính sách tiền lương được thực hiện, cách tính tiền lương của giáo viên sẽ có nhiều thay đổi. Cụ thể, cơ cấu tiền lương mới sau cải cách của giáo viên sẽ gồm ba bộ phận là lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng. Do đó, so với hiện nay, lương giáo viên trong khu vực công sẽ được bổ sung thêm tiền thưởng.
Đồng thời, việc trả lương của giáo viên là viên chức sẽ không thực hiện theo hệ số x mức lương cơ sở như hiện nay mà được thay thế bằng các bảng lương theo vị trí việc làm, là con số cụ thể, đảm bảo không thấp hơn lương hiện nay đang được hưởng, cụ thể gồm:
Giáo viên sẽ được tăng thu nhập khi cải cách tiền lương. Ảnh minh họa.
Riêng giáo viên là người lao động thì sẽ được điều chỉnh lương tối thiểu vùng và được trả lương theo thỏa thuận giữa trường học với giáo viên đó gắn với năng suất và kết quả lao động.
Theo như quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 27/NQ-TW thì tiền lương thấp nhất của giáo viên khi cải cách tiền lương như sau:
Lộ trình cải cách tiền lương được thực hiện từng bước. Ban đầu, dự kiến từ năm 2021 tiền lương thấp nhất của giáo viên bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên đã lùi và hoãn cải cách tiền lương đến thời điểm hiện tại.
Nếu như vẫn thực hiện theo lộ trình cải cách tiền lương của Nghị quyết 27/NQ-TW thì năm 2024, tiền lương thấp nhất của giáo viên sẽ có thể cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Ngoài ra, Nghị quyết 27 còn khẳng định, khi thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 thì mức lương mới của giáo viên sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng.
Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của giáo viên cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng là đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của giáo viên phải bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Nghị quyết 27 cũng đã bổ sung thêm tiền thưởng trong cơ cấu tiền lương. Khi xây dựng bảng lương mới theo số tiền cụ thể căn cứ vào vị trí việc làm, trong cơ cấu tiền lương trong năm của giáo viên sẽ có thêm khoảng tiền thưởng.
Trong đó, quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ lương giáo viên trong năm đó mà không bao gồm phụ cấp.
Ngoài lương, thưởng, giáo viên còn được hưởng phụ cấp, tiền phụ cấp sẽ chiếm 30% tổng quỹ lương gồm một số khoản như sau: Phụ cấp ưu đãi nhà giáo, phụ cấp đặc thù, phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật, phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn...
Mới đây, Chính phủ đã đề xuất tiếp tục điều chỉnh tăng lương để bù trượt giá sau năm 2024 cho đến khi mức lương thấp nhất của giáo viên bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng I (vùng có mức lương tối thiểu vùng cao nhất trong khu vực doanh nghiệp).
Căn cứ Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng theo tháng ở vùng I là 4.680.000 đồng/tháng. Do đó, nếu đề xuất của Chính phủ được thông qua thì sau năm 2024 dự kiến từ 1.7.2024 khi đã thực hiện cải cách tiền lương thì mức lương thấp nhất của giáo viên phải bằng hoặc cao hơn 4.680.000 đồng/tháng.
Hiện nay, với cách tính lương dựa vào hệ số và mức lương cơ sở, lương giáo viên thấp nhất là 3,348 triệu đồng/tháng (áp dụng đối với giáo viên mầm non hạng IV).
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến hết năm học 2022 - 2023, theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông là 1.234.124 người, trong đó, công lập chiếm 88,57%, ngoài công lập chiếm 11,43%. Như vậy, hơn 1,2 triệu giáo viên hiện nay sẽ là đối tượng được cải cách tiền lương năm 2024. |
Bảo An