Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sát ngày Rằm tháng Chạp, gà ngậm hoa hồng tăng giá "sốc", hơn nửa triệu đồng/con

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Sát ngày Rằm tháng Chạp, chợ dân sinh Hà Nội thêm nhộn nhịp. Giá cả nhiều mặt hàng leo thang chóng mặt, đặc biệt là món gà luộc ngậm hoa hồng "hot hit" dịp lễ Tết.

Gà ngậm hoa hồng tăng giá

Dạo quanh các chợ dân sinh ở Hà Nội những ngày giáp Rằm tháng Chạp, không khí mua sắm thật nhộn nhịp. Tại chợ Hàng Bè, chợ Thanh Hà (quận Hoàn Kiếm), người người chen chân sắm sửa lễ vật cúng Rằm cuối cùng của năm, trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025.

Nổi bật giữa những gian hàng đầy ắp hoa quả, bánh trái là những con gà luộc vàng ươm, miệng ngậm hoa hồng đỏ thắm. Món gà luộc "sang chảnh" này vốn đã nổi tiếng ở chợ Hàng Bè, nay lại càng đắt khách dịp cuối năm.

Món gà luộc ngậm hoa hồng "hot hit" dịp lễ Tết. Ảnh: VTC News

Tuy nhiên, theo ghi nhận trên VTC News, giá gà năm nay cũng "nhảy vọt" khiến nhiều người phải giật mình. Nếu ngày thường, gà luộc ngậm hoa hồng có giá 220.000 đồng/kg thì nay đã tăng lên 250.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi con gà nặng 2-3kg có giá lên tới 500.000 - 750.000 đồng. Theo các tiểu thương, giá gà tăng cao là do giá gà sống nhập vào đã đắt hơn, cộng thêm chi phí thuê nhân công ngày Tết cũng tăng mạnh.

Vì giá gà "chát" nên nhiều người đã chuyển sang mua chim quay với giá "mềm" hơn, chỉ khoảng 100.000 đồng/con.

Vì giá gà "chát" nên nhiều người đã chuyển sang mua chim quay. Ảnh: VTC News 

Không chỉ gà, giá hoa tươi cũng tăng chóng mặt. Hoa cúc tăng từ 5.000 đồng/bông lên 7.000 đồng/bông, hoa hồng từ 3.000 đồng/bông lên 6.000 - 7.000 đồng/bông, hoa ly cũng tăng từ 100.000 - 120.000 đồng/chục lên 150.000 đồng/chục.

Đáng chú ý nhất là giá đào cành, tăng gần gấp đôi từ 60.000 đồng/cành lên 100.000 đồng/cành. Nguyên nhân được cho là do siêu bão Yagi trước đó đã gây thiệt hại nặng nề cho các vườn đào ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, khiến nguồn cung khan hiếm.

Không chỉ gà, giá hoa tươi cũng tăng chóng mặt. Ảnh: VTC News 

Khung giờ đẹp để cúng Rằm tháng Chạp

Theo Lịch vạn niên, ngày Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn 2024 (tức ngày 15 Âm lịch) rơi vào thứ Ba, ngày 14/1/2025 Dương lịch.

Theo gợi ý của các chuyên gia phong thủy, cúng Rằm tháng Chạp tốt nhất nên thực hiện vào buổi sáng hoặc chiều tối, không nên cúng quá muộn. Thời gian tốt nhất là trước khi trời tối.

Có 3 khung giờ đẹp trong ngày để thực hiện cúng Rằm tháng Chạp. Giờ Ất Mão (5h-7h), giờ này tốt nhất cho việc khai trương và các nghi lễ thờ cúng. Cúng Rằm tháng Chạp 2024 giờ này thì cầu tài lộc dễ phát, kinh doanh buôn bán thuận lợi.

Giờ Đinh Tỵ (9h-11h), gia chủ làm gì cũng suôn sẻ, dễ gặp được quý nhân tương trợ, lúc nguy nan có người ứng cứu kịp thời.

Giờ Canh Thân (15h-17h), làm lễ cúng Rằm giờ này thì công việc thuận lợi, kinh doanh phát đạt, sở cầu như nguyện.

Tuy nhiên, tùy theo lịch trình công việc và thực tế của mỗi gia đình, có thể soạn lễ cúng Rằm tháng Chạp vào ngày 14/12 Âm lịch, tức ngày 13/1/2025 Dương lịch.

Mâm cúng rằm tháng chạp. Ảnh minh họa 

Lễ vật cúng Rằm tháng Chạp

Tùy vào từng vùng miền, điều kiện của mỗi gia đình, cá nhân sẽ chuẩn bị lễ vật cúng Rằm tháng Chạp khác nhau. Dưới đây là những lễ vật trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp theo phong tục truyền thống:

- Hương và hoa

- Đèn và nến thắp sáng

- Mâm ngũ quả

- Trầu cau

- Rượu và nước

- Mâm cỗ, có thể là cỗ chay hoặc mặn.

* Thông tin mang tính chất tham khảo

Tin nổi bật