Rằm tháng Chạp (ngày 15 âm lịch) năm Giáp Thìn rơi vào thứ Ba ngày 14/1/2025 dương lịch.
Vào ngày này, các gia đình Việt thường sửa soạn các mâm lễ vật với lòng thành kính để dâng lên ông bà tổ tiên, người thân, biết ơn điều lành năm cũ, đón nhận bình an, phúc lộc năm mới.
Nhưng các gia đình cũng có thể sắp xếp theo công việc thực tế, dâng cúng vào ngày 14/12 âm lịch, tức ngày 13/1/2025 dương lịch.
Ngoài mâm cỗ chay, gia đình có thể làm thêm mâm cỗ mặn, tùy vào điều kiện kinh tế và nếp văn hóa. Trong đó, cỗ mặn cơ bản có gà luộc, xôi, giò chả, nem rán, cơm trắng, canh, rượu. Ảnh minh họa.
Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mâm cúng chay ngày Rằm tháng Chạp thường có 5 thành phần: hương, hoa tươi, đèn nến, quả tươi và các món chay. Nhưng tùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng miền, địa phương, gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng sao cho phù hợp.
Với mâm cỗ chay ngày Rằm, nên lựa chọn các loại quả như táo, cam, dưa hấu, chuối, phật thủ. Các món chay quen thuộc, dễ thực hiện gồm giò chả chay, xôi dừa, miến xào chay, rau xào, chè…
Ngoài mâm cỗ chay, gia đình có thể làm thêm mâm cỗ mặn, tùy vào điều kiện kinh tế và nếp văn hóa. Trong đó, cỗ mặn cơ bản có gà luộc, xôi, giò chả, nem rán, cơm trắng, canh, rượu.
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam gợi ý đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp như sau:
Đồ lễ
Đồ lễ để dâng lên thần linh, gia tiên. Lễ vật chuẩn bị chỉ cần thành tâm thành ý, thể hiện sự trân trọng của gia chủ là đủ.
Nếu cúng đơn giản, chỉ cần cúng lễ chay gồm trầu cau, hoa quả, hoa tươi, hương đèn, nước sạch và nến.
Các loại hoa quả gia chủ có thể cúng bao gồm: Phật thủ, táo, cam, dưa hấu, chuối….
Các loại hoa thường dùng là hoa cúc, hoa hồng…..
Nếu cầu kỳ hơn, ngoài mua hoa quả, các gia đình có thể bày biện lễ mặn.
Lễ mặn bao gồm: Xôi gấc, xôi đậu xanh, bánh chưng, gà luộc, thịt luộc, giò chả, nem rán, món xào, canh măng miến…
Đối với lễ cúng chay, mâm lễ bao gồm: Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…
Người làm lễ cần tắm rửa sạch sẽ trước khi làm lễ. Ảnh minh họa.
Trước khi làm lễ cúng Rằm tháng Chạp, người làm lễ thường phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng.
Thực ra, điều này không cần quá cứng nhắc, các gia đình có thể tùy ý thực hiện theo tập quán của từng địa phương, truyền thống của gia tộc và điều kiện cụ thể của mình. Rất nhiều gia đình cúng trước rằm. Tuy nhiên, phần lớn mọi người quan niệm rằng lễ này không nên tiến hành quá sớm, chỉ nên trước một vài ngày.
Giờ cúng rằm tháng Chạp không quá quan trọng, miễn là cúng trong vòng 2 ngày 14 hoặc 15 âm lịch. Tuy nhiên, thời điểm cúng rằm tháng chạp tốt nhất là ban ngày hoặc chiều tối, tránh cúng quá muộn.
*Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo