Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sắp tới, mức khuyến mại đến 100% giá trị hàng hóa được áp dụng như thế nào?

(DS&PL) -

Nghị định mới của Chính phủ cho phép doanh nghiệp được khuyến mại, giảm giá 100% thay vì mức trần 50% như trước đây.

Nghị định mới của Chính phủ cho phép doanh nghiệp được khuyến mại, giảm giá 100% thay vì mức trần 50% như trước đây, tuy nhiên chỉ áp dụng trong chương trình do nhà nước tổ chức.

Sau nhiều kiến nghị về mức trần giảm giá trong các chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp, Nghị định 81/2018 của Chính phủ ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7, nâng lên mức 100%. Tuy nhiên, Nghị định nêu rõ, "khuyến mãi tập trung" do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của quốc gia, của địa phương.

Với quy định mới này, trong tháng khuyến mãi do Sở Công thương TP.HCM tổ chức vào tháng 9 tới, các doanh nghiệp (DN) tham gia có thể giảm giá lên đến 100%. Tuy nhiên, vào dịp khác như Black Friday thì vẫn chỉ được giảm giá tối đa 50%.

Chỉ nhà nước mới được khuyến mãi lớn. Ảnh: Chất lượng Việt Nam

Ngoài trường hợp trên, hạn mức khuyến mại, giảm giá không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trước thời gian khuyến mại.

Cũng theo Nghị định này, không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước. Ngoài ra, cũng không áp dụng cho hàng thực phẩm tươi sống; hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Quy định mới được cho là thay đổi lớn so với quy định hiện hành và dự thảo. Dự thảo trước đây đề xuất mức giảm giá tối đa 70% trong các trường hợp khuyến mại theo các chương trình tập trung do Nhà nước tổ chức, hoặc do Chính phủ, UBND cấp tỉnh quy định.

Đối với các trường hợp khuyến mại khác vẫn duy trì hạn mức tối đa là 50% như hiện nay.

Theo các doanh nghiệp, hạn mức tối đa 50% là bất hợp lý và không thực tế, nhưng đã tồn tại hơn 10 năm qua. Quy định này là “vòng kim cô” bó buộc doanh nghiệp không thể bán hàng để thu hồi vốn, trong những thời điểm như kinh tế khó khăn, sức mua của người tiêu dùng xuống thấp, hàng hóa tồn kho cao, dòng tiền bị ngưng trệ. Trong khi đó, cơ quan quản lý thì gặp khó trong việc thực thi.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật