Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sập mỏ than ở Hòa Bình: Nhìn lại 6 ngày bới từng mét bùn tìm nạn nhân

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Vào khoảng 15h30 chiều 23/11, thi thể nạn nhân cuối cùng được đưa khỏi hầm than kết thúc 6 ngày tìm kiếm.

(ĐSPL) – Vào khoảng 15h30 chiều 23/11, thi thể nạn nhân cuối cùng được đưa khỏi hầm than kết thúc 6 ngày tìm kiếm.

[mecloud]jMz8RUkwGN[/mecloud]

Tin tức từ VnExpress, rạng sáng 23/11, sau 6 ngày đào bới, anh Bùi Văn Q đã được tìm thấy ở hầm thượng, khu mỏ than ở xã Lỗ Sơn (Tân Lạc, Hòa Bình). 12 tiếng sau thi thể nạn nhân mới được đưa ra khỏi đường hầm, chấm dứt cuộc tìm kiếm kéo dài 6 ngày với sự phối hợp của nhiều lực lượng và khó khăn nhất từ trước đến nay của những người cứu hộ, cứu nạn tỉnh Hòa Bình.

6 ngày tìm kiếm nạn nhân sập hầm. (Đồ họa: Người đưa tin)

Ngày 18/11, cơ quan chức năng huyện Tân Lạc nhận được tin báo xảy ra vụ sập hầm lò tại khu mỏ than ở xã Lỗ Sơn. Nhóm 7 công nhân vào đường hầm bị bỏ hoang đã 2 năm nay để thăm dò trữ lượng than, phục vụ cho việc khai thác trở lại gặp sự cố bục túi nước. 4 người chạy thoát ra bên ngoài trong khi 3 người khác mắc kẹt bên trong.

Công an huyện Tân Lạc cùng hàng trăm chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, cứu hộ cứu nạn tỉnh Hòa Bình, dân quân tự vệ, bộ đội được huy động tìm kiếm các nạn nhân. Đường hầm bị sập dài khoảng 800m, nằm ở chân núi thuộc xóm Kiềng, xã Lỗ Sơn, là nơi hoang vắng, không có dân sinh sống. Muốn tiếp cận, lực lượng cứu hộ phải vượt suối, đi bộ gần 2 km mới đến nơi, nên sau khi đánh giá lại tình hình, phương tiện và nhân lực đã được rút bớt.

Đến tối 18/11, thi thể của anh Bùi Văn Th được tìm thấy ở đoạn giữa đường hầm. Lực lượng cứu hộ tiếp tục chia ca, đào bới liên tục để tìm kiếm 2 người còn lại khi hy vọng nạn nhân còn sống chưa mất hẳn.

Lực lượng cứu hộ bàn phương án để tìm kiếm nạn nhân. 

Ngày 19/11, việc tìm kiếm hai công nhân mất tích tiếp tục được triển khai, nhưng hy vọng sống sót đã giảm xuống. Theo đánh giá của lực lượng cứu hộ, khoảng 100m hầm lò bị vùi lấp, đường hầm lại hẹp, vừa bóc đất đá vừa phải lo chống đỡ.

Tối cùng ngày, cán bộ của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an) cùng chuyên gia cứu hộ hầm lò của Tập đoàn Than - Khoáng sản trực tiếp vào hầm thị sát, sau đó thống nhất phương án cứu hộ. Theo đó, 20 nhân viên cứu hộ mỏ sẽ trực tiếp đào bới bên trong đường hầm, các lực lượng khác hỗ trợ việc vận chuyển đất đá ra bên ngoài và gia cố, chống đỡ mái hầm.

Từ đêm 19/11, phương án này được triển khai và thu được hiệu quả. Trong mỗi giờ, lực lượng cứu hộ di chuyển sâu thêm được 5-6 m vào phía bên trong.


Rạng sáng 20/11, khi đào đến độ sâu 670 m trong hầm lò, lực lượng cứu hộ gặp phải tảng đá lớn chắn ngang. "Hầm quá thấp, nhiều đoạn không được gia cố. Đi đến đâu, anh em phải nằm xuống, rồi bò, luồn lách để tiếp cận tảng đá lớn, rồi dùng búa và rìu tay phá dần. Có đoạn phải mất cả tiếng mới đào và tiến sâu được một mét", anh Nguyễn Hoàng Nam, Trung tâm cứu hộ mỏ kể.

Cũng theo nhân viên cứu hộ 5 năm kinh nghiệm này, việc đào bới rất nguy hiểm chủ yếu do thiếu dưỡng khí, hầm lò sũng nước và đe dọa sập bất cứ lúc nào.

Các chiến sĩ người đầy bùn đất nghỉ ngơi sau nhiều giờ tìm kiếm. 

Đến chiều 21/11, nhân viên cứu hộ tạo được một khe hở, lách qua tảng đá lớn chắn đường vào bên trong và tìm thấy nạn nhân Bùi Văn T. Thi thể anh T nằm kẹt trong khe nhỏ, sát đường hầm chính.

"20 người được trang bị bình ôxy đào bới đất đá, tiếp cận vị trí của nạn nhân. Đến hơn 18h, tức sau 3 giờ kể từ khi phát hiện, nạn nhân được đưa ra ngoài, việc tìm kiếm công nhân còn lại vẫn tiếp diễn", đại tá Hoàng Văn Hiển, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Hòa Bình chia sẻ.

Bữa ăn tập thể ngay tại hiện trường.

Ngày 22/11, nhóm 20 nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp luân phiên nhau, cứ sau 5-6 tiếng đào bới, tìm kiếm lại đổi ca để ăn uống, nghỉ dưỡng sức. Đến trưa cùng ngày, khi đào đến cuối đường hầm, nhóm cứu hộ lộ rõ thất vọng khi không thấy được nạn nhân cuối cùng.

Ban chỉ đạo tìm kiếm lại họp, thống nhất tiếp tục đào bới ở hầm thượng - là một ngách từ hầm chính ăn lên trên. Ngoài ra, các lực lượng rà soát theo nhiều hướng khác như đường ống nước ở ngoài hầm xem nạn nhân có bị trôi dạt ra ngoài hay không nhưng không có kết quả.


Đến 3h sáng 23/11, khi nhân viên cứu hộ mỏ mở đường lên hầm thượng đã phát hiện nạn nhân cuối cùng là anh Bùi Văn Q bị tảng đá lớn đè lên. Theo đánh giá, nếu phá tảng đá để đưa thi thể anh Q ra sẽ làm ảnh hưởng đến đất đá phía trên, nguy cơ sập hầm rất cao, nguy hiểm tính mạng nhân viên cứu hộ.

Trước tình thế này, lực lượng cứu hộ đã phải dùng kích thủy lực, đẩy tảng đá lên và kéo thi thể nạn nhân ra. Đến khoảng 15h30, tức là 12 tiếng sau, thi thể anh Q, nạn nhân cuối cùng được đưa ra khỏi hầm lò.

[mecloud]wwVrJBED5g[/mecloud]

Việc tìm thấy nạn nhân cuối cùng đã khép lại cuộc tìm kiếm quy mô nhất với trên 500 người được huy động, kéo dài nhất (6 ngày) và thiệt hại lớn nhất về người ở tỉnh Hòa Bình từ trước tới nay.

Sự cố xảy ra khó có thể phòng tránh được

Liên quan tới vụ sập mỏ than ở Hòa Bình khiến dư luận xã hội hết sức quan tâm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh, đoàn Hòa Bình chia sẻ với báo Người đưa tin, "Với tư cách là đại biểu Quốc hội, tôi nói luôn là rõ ràng, đây là một điều hết sức đáng tiếc. Tuy nhiên, khó có thể phòng tránh được, kể cả với các nước lớn trên thế giới, được trang bị đầy đủ thì xác suất tai nạn vẫn có thể xảy ra. Đây không phải chuyện đơn giản".

Do đường vào hầm vô cùng khó khăn nên các chiến sĩ đã phải khuân từng mét gỗ, đá vào để phục vụ công tác tìm kiếm.

Vị đại biểu đoàn Hòa Bình cũng nhìn nhận: "Tôi cũng chưa kịp tìm hiểu kỹ xem công ty khai thác mỏ than có được phép khai thác hay không, hay chuyện khai thác có tốt hay không. Nhưng rõ ràng, trong câu chuyện khai thác khoáng sản ở vùng sâu vùng xa thì phải tăng cường an toàn lao động hơn nữa. Cần đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động, dù là khai thác nhỏ lẻ hay có quy mô.

Về mặt kinh tế thì tôi thấy mỏ này không phải là lớn. Nhưng hậu quả xảy ra thì lại vô cùng nặng nề, công tác cứu nạn thực sự rất khó khăn vì mỏ nằm sâu trong lòng núi".

[mecloud]UVM8grpSEN[/mecloud]

Ông Sinh cũng nhận định, khai thác mỏ là việc không thể cấm, mỗi địa phương có một nghề đặc thù, quan trọng là tính toán thế nào để người dân có thể sống được bằng tài nguyên tại địa phương nhưng vẫn đảm bảo an toàn tính mạng cho họ. Câu chuyện này còn rất nhiều việc phải quan tâm, phải bàn.

Cũng theo đại biểu Sinh, không thể xử lý theo kiểu không cho khai thác hay vì tình cảm riêng mà cho người dân làm thì làm, không có một quy định quy chuẩn nào cả. Rất có thể những người khai thác mỏ như thế này không được tập huấn về an toàn lao động chẳng hạn, vì họ chỉ là những người dân địa phương.


Nhưng khai thác mỏ phải có hiệu quả từ cả người tổ chức khai thác và công nhân khai thác. Không thể để tình trạng không có an toàn mà vẫn chui vào hầm sâu mấy trăm mét để rồi có thể phải bỏ mạng. Tôi hết sức đau lòng.

Nếu khai thác mỏ, cần tính toán và cân nhắc cụ thể, kể cả người công nhân cũng phải được tập huấn kỹ càng. Nếu có kiến thức tốt về an toàn lao động thì có thể hạn chế tối đa những tai nạn lao động có thể xảy ra.

Đặc biệt, khai thác khoáng sản là ngành rất nguy hiểm, nhiều khó khăn thì càng cần trang bị kiến thức tốt hơn nữa", ĐB Nguyễn Tiến Sinh nhấn mạnh.

Còn theo đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) cho rằng: Cá nhân tôi thấy chính quyền đã vào cuộc rất nhanh chóng và kịp thời.





Trước đó trưa 18/11, 7 công nhân của Công ty TNHH Tân Sơn vào hầm than ở xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) để thăm dò trữ lượng, nhưng gặp phải sự cố bục túi nước. 4 người thoát được ra bên ngoài, một người tử vong, hai người khác bị vùi lấp.

Năm 2014 hầm than này đã bị dừng hoạt động. Đến tháng 5/2015, UBND tỉnh Hòa Bình đã cấp phép hoạt động trở lại thì xảy ra sự cố.

Đức An (Tổng hợp)

(Ảnh: Người đưa tin, VnExpress, Tiền Phong)

Xem thêm video tin tức:

 [mecloud]EGioAwGIvI[/mecloud]

Tin nổi bật