Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sập cần cầu ở Cầu Giấy: Sáng phê bình, chiều xảy ra tai nạn

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sáng 12/5, UBND TP Hà Nội đã họp nghe báo cáo sự cố dự án tuyến đường sắt trên cao, thế nhưng chiều 12/5 thì xảy ra vụ sập cần cẩu ở công trình này.

(ĐSPL) - Sáng 12/5, UBND TP Hà Nội đã họp nghe báo cáo sự cố dự án tuyến đường sắt trên cao, thế nhưng chiều 12/5 thì xảy ra vụ sập cần cẩu ở công trình này.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội thí điểm tuyến Nhổn - ga Hà Nội khởi công từ tháng 9/2010. Nhưng liên tiếp trong 2 - 3 ngày gần đây đã xảy ra hai sự cố rơi thép và đổ cần cẩu khiến người dân khiếp sợ dù chưa gây thương vong cho người đi đường.

Video về tai nạn tại công trình đường sắt trên cao.

18h30 ngày 10/5, một thanh thép dài 9m, nặng 630kg rơi từ công trường thi công nhà ga số 4 xuống đường phố Hồ Tùng Mậu làm hư hỏng xe máy của hai người đi đường. 
Theo tin tức từ báo Tuổi trẻ, sáng 12/5, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã chủ trì họp nghe báo cáo sự cố trên và quyết định phê bình trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (đại diện chủ đầu tư là UBND TP Hà Nội quản lý dự án) và đơn vị tư vấn Systra (Pháp) chưa làm tốt công tác quản lý, giám sát thi công.
Ông Hùng cũng yêu cầu Sở Xây dựng xử phạt nghiêm nhà thầu Posco và nhà thầu phụ do sự cố rơi thanh cừ thép khi thi công ga số 4.
Với nhà thầu Inceco trực tiếp thi công ga số 4, ông Hùng yêu cầu Sở Xây dựng có thông báo cấm nhà thầu này tham gia các dự án có nguồn vốn của TP Hà Nội trong một năm.
Đồng thời ông Hùng yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và Systra chỉ đạo các phòng ban và các cá nhân liên quan nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm để có biện pháp quản lý, giám sát thi công hiệu quả, an toàn tuyệt đối.
Thế nhưng chiều 12/5 thì xảy ra vụ sập cần cẩu tại Cầu Giấy.
Liên quan đến vụ việc, trao đổi trên VTV, ông Nguyễn Anh Thơ - Phó cục Trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH - cho biết, trách nhiệm sẽ chủ yếu huộc về đơn vị thi công. Ngoài ra, thời gian tới, năng lực thực hiện dự án của nhà thầu tổng sẽ được xem xét lại.
"Những vụ việc vừa qua, trách nhiệm được thuộc về những người vận hành, những chỉ huy công trình. Trong đó có một số đối tượng là các nhà thầu hay ban quản lý dự án và phải có những biện pháp xử lý đối với họ", ông Thơ cho biết.
"Tuy nhiên, tôi muốn nói ở đây là ngoài những cá nhân, tổ chức quản lý lao động công trình, chúng ta phải rà soát năng lực của các nhà thầu thi công, các nhà thầu giám sát thi công cũng như năng lực của ban quản lý dự án có đảm bảo được thi công công trình lớn trong điều kiện rất nghiêm ngặt hiện nay tại các khu đô thị lớn hay không khi khu vực thi công chật chội và hạn hẹp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Với những điều kiện như vậy, bắt buộc các biện pháp an toàn phải khác biệt so với những điều kiện bình thường và có yêu cầu rất cao", ông Nguyễn Anh Thơ nói.
Mặc dù đã có tai nạn chết người xảy ra trong quá trình thi công dự án này nhưng cho đến nay, biện pháp xử lý mới chỉ là xử phạt hành chính, còn việc truy cứu trách nhiệm hình sự mới trong giai đoạn củng cố hồ sơ.
Như tin tức đã đưa, vào hồi 16h ngày 12/5, tại vị trí trụ P286 thuộc công trường thi công gói thầu CP – 01 (đoạn trên cao – tuyến) do nhà thầu Daelim thi công, một phần cần cẩu trục thi công KH150-3 đang tiến hành rút ông vách thép có đường kính 1m, chôn sâu 9m dưới mặt đất thì bị gục. Cần bị gẫy đổ lên hàng rào thi công, đầu cần cẩu đổ vào nhà dân bên đường (nhà số 359 và 361 đường Cầu Giấy) làm hư hỏng biển quảng cáo của nhà dân, cột điện và làm 2 người tham gia giao thông trên tuyến đường Cầu Giấy bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân sơ bộ là do Nhà thầu không lường trước được lực ma sát giữa ống vách và các lớp đất, dẫn đến cần cẩu bị gục khi Nhà thầu tiến hành rút ống vách lên.
Liên quan đến vụ việc, BQLĐS đô thị Hà Nội đã yêu cầu nhà thầu Daelim khẩn trương lập báo cáo theo quy trình và quy định gửi Chủ đầu tư, tư vấn vào sáng ngày 13/5 và sẽ tổ chức họp để xác định nguyên nhân, trách nhiệm trong ngày 13/5.
Tuyến Cát Linh - Hà Đông:
- Ngày 6/1/2014, trong lúc công nhân đang cẩu thép để thi công ga Thanh Xuân III (ở đường Trần Phú, quận Hà Đông) thì bất ngờ cây thép rơi vào nhiều người đi đường. Vụ tai nạn đã làm anh Nguyễn Như Ngọc (33 tuổi) tử vong tại chỗ và hai người bị thương.
- Ngày 28/12/2014, xảy ra sập giàn giáo khi đổ bêtông thi công ga bến xe Hà Đông khiến một taxi bị hư hại.
- Ngày 12/5, một xe hơi lái theo hướng Hà Đông về ngã tư Sở đã bị thanh sắt giống xà beng từ công trường thi công ga đường vành đai 3 rơi xuống làm hư hỏng tay nắm cửa.
Tuyến Nhổn - ga Hà Nội:
- Tối 10/5 xảy ra vụ rơi cọc thép dài 9m, rộng 0,3m, nặng khoảng 630kg tại công trường thi công nhà ga số 4 (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), suýt trúng hai người đi xe máy.
- Ngày 12/5, vụ sập cần cẩu trước số nhà 561 và 539 đường Cầu Giấy đè trúng một phụ nữ đang mang thai và một thanh niên đang lưu thông trên đường.
Chưa kể đến việc vào khoảng 9h30 cùng ngày (12/5), trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân – Hà Nội), một thanh sắt từ công trình đường sắt trên cao đã rơi xuống đường và trúng vào chiếc ô tô Honda Civic.

MAI NGUYÊN (Tổng hợp)

Tin nổi bật