Phim kinh dị Việt Nam từ lâu đã trở thành đề tài gây tranh cãi. Nhiều khán giả bày tỏ sự thất vọng khi các tác phẩm nội địa thường không đáp ứng được kỳ vọng. Từ những trailer đầy hứa hẹn, khán giả bước vào rạp với nhiều kỳ vọng, thế nhưng cuối cùng lại nhận về những trải nghiệm chưa thực sự trọn vẹn. Những hạt sạn trong kịch bản, diễn xuất còn nhiều hạn chế, bối cảnh chưa được đầu tư kỹ lưỡng... đã khiến không ít người cảm thấy hụt hẫng và so sánh với những tác phẩm điện ảnh nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến trái chiều, vẫn có một bộ phận khán giả luôn ủng hộ và mong muốn điện ảnh kinh dị Việt Nam ngày càng phát triển.
Dạo gần đây người hâm mộ được phen "sục sôi" khi gia nhập vào làng phim kinh dị có nhiều cái tên hấp dẫn và phim Cám dành được khá nhiều tình cảm và chờ đón của mọi người. Tác phẩm Cám là tâm huyết từ bộ đôi nhà sản xuất Hoàng Quân và đạo diễn Trần Hữu Tấn. Cả hai đã cùng nhau làm nên nhiều tác phẩm được đánh giá triển vọng của thể loại phim kinh dị, gây chú ý như: Chuyện Ma Gần Nhà, Tết Ở Làng Địa Ngục, Kẻ Ăn Hồn,...Điểm chung ở các tác phẩm mà cả hai kết hợp cùng nhau là phần sản xuất luôn chỉ chu nhưng kịch bản chưa thật sự chạm đến cảm xúc của khán giả một cách trọn vẹn. Với Cám, tiếp tục đầu tư kỹ lưỡng vào khâu sản xuất, mang đến một tác phẩm được chăm chút về hình ảnh và âm thanh Cám đánh dấu cho sự nối tiếp những thành công trước đó và cũng là tiến bộ của bộ đôi Hoàng Quân và Hữu Tấn, nhưng vẫn còn một số điểm mà người hâm mộ phải đưa ra bàn luận, bóc tách.
Nhà sản xuất Hoàng Quân và đạo diễn Trần Hữu Tấn.
Lấy chất liệu từ câu chuyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám, nhưng Cám được kể lại một cách rất khác, không bám theo nguyên tác, biên kịch đổi mới phần lớn câu chuyện. Nhiều tuyến nhân vật được thêm thắt, trong đó câu chuyện xoay quanh nhân vật Cám do diễn viên Lâm Thanh Mỹ thủ vai.
Poster của bộ phim Cám.
Mọi thứ bắt đầu từ hàng nghìn năm trước khi một gia tộc đã giao kèo với Bạch Lão (NSƯT Hạnh Thúy) để lấy sự giàu sang cho dòng họ và cả ngôi làng. Đổi lại, mỗi 10 năm họ phải hiến tế trinh nữ cho con ác quỷ để luyện thuật trường sinh. Đến đời của Hai Hoàng (Quốc Cường) khi báo ứng dần ập đến nên khi sinh con đầu lòng thì vợ mất, đứa con út là Cám (Lâm Thanh Mỹ) thì bị dị dạng gương mặt. Cô bé bị cả cha lẫn mẹ (Thúy Diễm) hắt hủi. Chỉ có người chị cùng cha khác mẹ Tấm (Rima Thanh Vy) là yêu thương Cám. Và lần hiến tế tiếp theo đã Cám bị dâng cho quỷ ba mắt Bạch Lão.
Poster của bộ phim Cám.
Tác phẩm ghi điểm nhờ những cảnh quay đẹp mắt, màu sắc hài hòa cùng bối cảnh chân thực. Song với đó là phần thoại khá tự nhiên đã dành phần nào khiến người hâm mộ thỏa mãn cả ở phần nghe và nhìn.
Ngoài ra, phần trang phục trong phim cũng được đầu tư một cách chỉn chu khi cho mọi người biết thêm về trang phục của Việt Nam. Nhưng một số ý kiến lại cho rằng trang phục khá "hỗn tạp" có thể thấy trang phục trong phim không bị giới hạn trong một niên đại nào. Phải chăng câu chuyện cổ tích Tấm Cám mà chúng ta nghe kể lại vì không có triều đại rõ ràng và chỉ được bắt đầu từ "ngày xửa, ngày xưa" nên trang phục cũng sẽ không bị eo hẹp ở một triều đại nhất định.
Trang phục trong bộ phim Cám được đầu tư chỉn chu.
Nhân vật Cám trong bộ phim được người hâm mộ đánh giá là tròn vai, khi Lâm Thanh Mỹ lột xác không còn là cô bé Mận trong trẻo ngày nào trong Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh nữa và nhường chỗ cho một Cám nhút nhát bị mọi người ghẻ lạnh rồi hắc hóa thành quỷ dữ tàn sát mọi người.
Phân cảnh Cám bị mọi người ghẻ lạnh.
Nhân vật bà Kế do diễn viên Thúy Diễm thủ vai cũng dành nhiều lời khen từ phía khán giả. Cô đã thành công trong việc khắc họa một nhân vật vừa quen vừa lạ, vừa độc ác lại vừa có những góc khuất riêng. Thúy Diễm đã thể hiện rất tốt sự chuyển đổi linh hoạt giữa các trạng thái cảm xúc của nhân vật, từ sự hằn học đến những lúc lộ rõ bản chất thâm hiểm.
Nhân vật bà Kế do diễn viên Thúy Diễm thủ vai.
Tuy nhiên, vẫn có những bình luận "chê" đối với tác phẩm này. Cụ thể, trong phim có phân cảnh Cám phải ngồi nhặt gạo, một số khán giả đã bình luận rằng Cám nên nhặt "sạn" trong phim thì hợp lí hơn và cho rằng phim có cả một "thúng sạn". Hầu hết mọi người đều "bất bình" với kịch bản của tác phẩm Cám. Khi mỗi nhân vật đều có câu chuyện riêng nhưng trong phim tất cả chỉ xoay quanh Cám nên đã khiến câu chuyện bị đưa vào ngõ cụt và bỏ ngỏ khá nhiều. Một số người hâm mộ đã đồn đoán rằng có thể đây chỉ là kết chuyện úp mở cho phần 2 của bộ phim.
Phân cảnh Tấm vào rừng tìm Bạch Lão để báo thù cho Cám.
Bộ phim Cám đã được ra mắt và liên tục gây ra các luồng ý kiến tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội. Từ kịch bản được nhận xét là "viết dài ra viết dại" đến diễn xuất và thậm chí là cả độ đẫm máu của phim đều gây ra các tranh cãi trái chiều.
Một số ý kiến của cư dân mạng khi bàn luận về tác phẩm Cám:
- Nói chung mình vẫn rất tôn trọng công sức của ekip, chỉ hi vọng phần 2 ekip sẽ lắng nghe những phản hồi để hoàn thiện nó tốt hơn và mang lại sự thỏa mãn cho khán giả.
- Vậy tính ra là phim có sạn, vì cái đứa không thích mùi của trái thị là Cám, mà lúc Tấm bị bạch lão nhập cũng không ngửi được hùi của thị luôn, cả phim đâu có nhắc tới điều đó.
- Kịch bản có dễ đoán thật nhưng cũng khá sáng tạo còn bối cảnh hình ảnh rất tốt mà phim việt nam mình nên mỗi người một quan điểm và mình thấy hay nhé.
- Cám diễn vai hiền thì tròn vai nhưng từ lúc hắc hóa là thấy đuối hẳn.
- Nhìn chung cũng có lời khen cho sự đầu tư về tạo hình và âm thanh, bối cảnh. Tuy nhiên, thật sự là phim vẫn còn bị yếu về mặt nội dung rất nhiều.