Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cụ thể về việc dừng, đỗ xe của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ, cụ thể:
Dừng xe là tình trạng tạm thời của phương tiện giao thông khi nó đứng yên trong một khoảng thời gian cần thiết để cho người lên, xuống phương tiện, sắp xếp hoặc dỡ hàng hóa, hoặc thực hiện các công việc khác.
Đỗ xe là tình trạng đứng yên của phương tiện giao thông mà không có giới hạn về thời gian.
Quy định chi tiết về khoảng cách đỗ xe trên vỉa hè.
Khi muốn dừng, đỗ phương tiện, người điều khiển phải lưu ý một số quy định để tránh vi phạm, nhiều trường hợp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:
- Trước khi dừng, đỗ xe phải có tín hiệu báo cho các phương tiện khác biết.
Theo quy định tại Điều 19 Luật Giao thông đường bộ người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân thủ các quy định sau đây:
Như vậy, dù dừng đỗ xe ở nơi không cấm nhưng lái xe vẫn không được để bánh xe gần nhất cách mép đường quá 25 cm. Nếu vi phạm, tài xế có thể bị phạt nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Theo khoản 3, Điều 5 Nghị định 100, hành vi "đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;...", người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng.
Người điều khiển phương tiện cần chú ý điểm dừng đỗ xe đúng quy định.
Trong trường hợp dừng đỗ xe sai quy định gây ùn tắc giao thông, lái xe còn có thể bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng, đồng thời tước GPLX từ 1-3 tháng (theo khoản 4 và khoản 11, Điều 5 Nghị định 100).
Việc đỗ xe gọn gàng (sát mép vỉa hè) không chỉ đảm bảo trật tự an toàn giao thông mà còn góp phần giảm nguy cơ ùn tắc giao thông.
B.A (T/h)