Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quảng cáo thổi phồng thực phẩm chức năng: Cục an toàn thực phẩm phát cảnh báo

  • Nguyễn Lâm
(DS&PL) -

Những quảng cáo sai sự thật về thực phẩm chức năng không chỉ gây mất niềm tin mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo đến người tiêu dùng về việc cần cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm chức năng.

Cục An toàn thực phẩm nhận định, thực phẩm chức năng đang trở thành một sản phẩm phổ biến trong đời sống hàng ngày. Thực phẩm chức năng là sản phẩm dùng để bổ sung dinh dưỡng, có tác dụng hỗ trợ chức năng của cơ thể, tăng cường sức khỏe hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh. Sản phẩm này không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Thực phẩm chức năng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh, nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Người tiêu dùng cần hiểu rõ bản chất sản phẩm và không nên tin vào những quảng cáo thổi phồng công dụng.

Những lời quảng cáo như “giúp khỏi bệnh hoàn toàn”, “tác dụng nhanh chóng chỉ sau vài ngày”, “bài thuốc gia truyền 100% tự nhiên”… đều là những dấu hiệu của quảng cáo thổi phồng

Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội tràn lan đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Shopee… Tại đây, các TikToker, KOLs (Key Opinion Leaders), KOCs (Key Opinion Consumers), và Influencers với những lời hứa hẹn “thần kỳ” như giúp giảm cân nhanh chóng, làm đẹp da tức thì, hay tăng cường sức khỏe vượt trội, chúng ta dễ dàng bắt gặp những quảng cáo như thế ở mọi nơi, thường xuyên xuất hiện trong vai trò người giới thiệu sản phẩm, khiến không ít người tiêu dùng cảm thấy bị thu hút và tin tưởng. 

Các quảng cáo về thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe với những lời giới thiệu hoa mỹ như “chữa bách bệnh”, “thay thế thuốc chữa bệnh”, “hiệu quả tức thì”. Không ít người tiêu dùng đã tin theo những quảng cáo này mà mua về sử dụng, nhưng kết quả lại không như mong đợi, thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Theo quy định của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng chứ không có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lợi dụng tâm lý muốn khỏi bệnh nhanh của người tiêu dùng để quảng cáo sai sự thật, thậm chí dùng cả người nổi tiếng để tăng độ tin cậy.

Những lời quảng cáo như “giúp khỏi bệnh hoàn toàn”, “tác dụng nhanh chóng chỉ sau vài ngày”, “bài thuốc gia truyền 100% tự nhiên”… đều là những dấu hiệu của quảng cáo thổi phồng.

Đáng lo ngại là không phải tất cả những lời quảng cáo ấy đều dựa trên cơ sở khoa học hay được kiểm chứng bởi cơ quan chức năng. Nhiều trường hợp, những nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đã “thổi phồng” công dụng của thực phẩm chức năng, khiến người tiêu dùng lầm tưởng về khả năng thật sự của sản phẩm. Trong khi thực tế, những kết quả ấy khó có thể đạt được chỉ dựa vào một sản phẩm đơn lẻ.

Hệ quả của những quảng cáo thổi phồng này không chỉ là sự thất vọng khi sản phẩm không như mong đợi, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe. Người tiêu dùng có thể tự ý dùng thực phẩm chức năng mà không tham khảo ý kiến chuyên gia, dẫn đến những tác dụng phụ hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác.

Chưa kể, không ít sản phẩm được quảng cáo quá mức này có thể là hàng giả, hàng nhái, hoặc không rõ nguồn gốc, khiến người dùng càng thêm rủi ro.

Những quảng cáo sai sự thật không chỉ gây mất niềm tin mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng:

Mất tiền oan: Nhiều sản phẩm được bán với giá cao nhưng không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Bỏ lỡ cơ hội điều trị đúng cách: Một số người tin vào thực phẩm chức năng, bỏ qua phác đồ điều trị của bác sĩ, khiến bệnh tình trầm trọng hơn.

Tác động tiêu cực đến sức khỏe: Sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể chứa chất cấm hoặc thành phần nguy hiểm, gây tác dụng phụ khó lường.

Người tiêu dùng cần tỉnh táo trước những lời quảng cáo hấp dẫn và thực hiện các bước sau để bảo vệ bản thân:

Kiểm tra thông tin sản phẩm: Xem xét sản phẩm có được cấp phép lưu hành hay không.

Không tin vào những lời quảng cáo quá mức: Không có sản phẩm nào có thể mang lại kết quả kỳ diệu chỉ sau vài ngày.

Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế: Trước khi sử dụng thực phẩm chức năng, hãy tham khảo bác sĩ để đảm bảo phù hợp với sức khỏe.

Chọn mua sản phẩm từ nguồn uy tín: Tránh mua hàng trôi nổi, không có nhãn mác rõ ràng.

Hãy là người tiêu dùng thông thái, đừng để bị cuốn vào những lời quảng cáo hoa mỹ. Sức khỏe của chúng ta không thể bị đánh đổi bởi những lời hứa hẹn từ một video trên TikTok hay bài đăng trên Facebook.

Tin nổi bật