Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quán quân game show ngày càng nhỏ tuổi: Khái niệm tài năng đang bị hiểu nhầm

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nếu nhìn vào mặt bằng chung của những game show truyền hình cho trẻ em hiện nay, việc thí sinh nhỏ tuổi lên ngôi đang dần trở thành một xu hướng.

(ĐSPL) - Nếu nhìn vào mặt bằng chung của những game show truyền hình cho trẻ em hiện nay, việc thí sinh nhỏ tuổi lên ngôi đang dần trở thành một xu hướng.

Cách đây vài ngày, trong đêm chung kết game show Người hùng tí hon mùa thứ hai, nhóc tì 5 tuổi Tin Tin đã cùng với đội Gấu trúc của mình lên ngôi. Chiến thắng này cũng biến cậu nhóc Tin Tin trở thành người nhỏ tuổi nhất lên ngôi quán quân trong một chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam.

Tin Tin - Quán quân Người hùng tí hon 2016.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào mặt bằng chung của những game show truyền hình cho trẻ em hiện nay, việc thí sinh nhỏ tuổi lên ngôi đang dần trở thành một xu hướng. Chương trình Vietnam’s Got Talent (Tìm kiếm tài năng Việt Nam) trải qua 4 mùa phát sóng thì hầu hết ngôi vị quán quân đều dành cho các thí sinh nhí dưới 10 tuổi. Trong khi đó quán quân chương trình The Voice Kids (Giọng hát Việt nhí) những năm gần đây, cũng ngày càng trẻ hóa. Năm ngoái cô bé Hồng Minh 9 tuổi đã lên ngôi tại cuộc thi này.

Chắc hẳn bạn đọc vẫn còn nhớ tới tài hóa thân, múa hát... của cậu bé Đức Vĩnh trong những vai chèo ở chương trình Tìm kiếm tài năng Việt mùa 2015, hoặc khán giả vẫn còn bị mê hoặc bởi tiếng trống của cậu bé Trọng Nhân, quán quân cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt mùa 2016. Chúng ta không thể phủ nhận tài năng và sức hút khủng khiếp mà các em mang lại nhưng công bằng mà nói, không phải quán quân chương trình nào cũng được như vậy. Đó là chưa tính đến chuyện, nhiều quán quân của một số cuộc thi lên ngôi không hẳn vì tài năng mà vì có vẻ ngoài dễ thương, ứng xử ngộ nghĩnh, đáng yêu.

Trước cậu nhóc Tin Tin này, công chúng từng biết đến Ku Tin, cậu bé 4 tuổi cũng từng khuynh đảo game show truyền hình bởi vẻ ngoài bụ bẫm, dễ thương tương tự. Vậy đối với những cô, cậu nhóc “mới cai sữa mẹ” này, chúng ta lấy tiêu chí gì để đánh giá, bình chọn tài năng? Dựa vào vẻ ngoài đáng yêu, vào phong thái ngộ nghĩnh, ngây thơ hay vào phần ứng xử ngộ nghĩnh của các em?

Giám khảo Đại Nghĩa – người thường xuyên ngồi ở vị trí giám khảo của nhiều chương trình cho trẻ em cũng từng thừa nhận, ngày càng có các thí sinh nhỏ tuổi chiến thắng ở các game show. Tuy nhiên, vị giám khảo này cho rằng, đó là vì khả năng của các bé, chứ không hẳn là ban giám khảo và khán giả muốn ưu ái. Nhiều người phân vân không hiểu, tài năng đó là gì? Là khả năng bắt chước những trò của người lớn ư?

Người tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra, nhóc tì nào càng bắt chước những trò người lớn thành công thì sẽ càng “ghi điểm”. Như ở phần thi chung kết chương trình Người hùng tí hon vừa rồi, cậu bé Tin Tin hát bài Duyên phận (lời bài hát đã bị chế lại cho phù hợp với lứa tuổi), rồi vừa hát vừa nhảy theo nhịp bài hát Hàn Quốc, vv... Nếu gọi đó là tài năng chọc cười khán giả cũng được, mà gọi theo cách của nhiều người cực đoan là đang diễn trò cho người lớn xem cũng chẳng sai.

Rõ ràng, thế giới của người lớn được tái hiện một cách hài hước và thú vị qua cách cảm nhận, cách thể hiện của con trẻ. Tiếng cười và sự mến mộ xuất phát từ việc đó. Vậy chẳng lẽ lại đi tôn vinh tài năng bắt chước người lớn của các em?

Ngay cả các em có tài năng thực sự đi chăng nữa, thì con đường đi tới thành công vẫn là một chặng đường rất dài và gian khó. Cái mác tài năng không chỉ tạo áp lực cho các em, nó tạo áp lực cho chính các bậc phụ huynh nhiều khi lại hại cho sự phát triển của con trẻ. Vậy nên, gắn mác tài năng cho những cô cậu “mới cai sữa mẹ” vô hình trung khiến tài năng bị thui chột thay vì được ươm mầm, chăm chút theo đúng nghĩa.

PHẠM VĂN

Xem thêm video Giải trí:

[mecloud]YfgjGKjDPe[/mecloud]

Tin nổi bật