Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Quái chiêu" của nữ Giám đốc Xuyên Việt Oil khiến nhiều cựu quan chức "nhúng chàm"

  • Khánh Ngân
(DS&PL) -

Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil đưa hối lộ cho 8 bị can với số tiền hàng triệu USD. Ngoài việc chi tiền mặt, Hạnh còn mạnh tay mua những món quà đắt tiền.

Trong kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil, cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an cáo buộc Mai Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty có hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tiền Thuế bảo vệ môi trường, gây thất thoát hơn 1.244 tỷ đồng. 

Theo cơ quan điều tra, Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến, trong đó có hàng hóa là xăng, dầu. Người chịu thuế là người tiêu dùng, số tiền thuế được tính vào giá bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ và đã đưa cho người bán hàng khi mua hàng để người bán hàng thay người mua nộp vào ngân sách Nhà nước theo định kỳ hàng tháng. 

Tuy nhiên, kết luận điều tra chỉ ra, từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2022, Xuyên Việt Oil không thực hiện nộp số tiền Thuế bảo vệ môi trường theo quy định và đang nợ hơn 1.244 tỷ đồng (chưa tính lãi phạt chậm nộp). Trong khoảng thời gian trên, Xuyên Việt Oil đã thu hộ Nhà nước số tiền này nhưng Hạnh không thực hiện và cũng không chỉ đạo nhân viên thực hiện việc nộp tiền vào ngân sách Nhà nước.

Giám đốc Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh (trái) và Phó giám đốc Nguyễn Thị Như Phương.

Thực tế, Hạnh đã chuyển hơn 12.625 tỷ đồng từ tài khoản của Xuyên Việt Oil sang các tài khoản cá nhân của Hạnh để sử dụng vào các mục đích cá nhân. Trong đó, từ tháng 10/2021 đến ngày 21/2/2023, Hạnh rút hơn 1.937 tỷ đồng. Hiện nay, trong 17 tài khoản tại 8 ngân hàng của Hạnh và 19 tài khoản của Xuyên Việt Oil, Bộ Công an cho biết chỉ còn hơn 4 tỷ đồng và hơn 244 USD. Nhà chức trách xác định Hạnh không còn khả năng tài chính để chuyển nộp tiền thuế đang nợ. Số tiền bị chuyển dịch ra khỏi tài khoản của Xuyên Việt Oil, Hạnh dùng để mua bất động sản đứng tên cá nhân, vay vốn ngân hàng, cho bạn bè vay mượn, đưa hối lộ...

Cũng theo thông tin từ kết luận điều tra,Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh đưa hối lộ cho 8 bị can tổng cộng hơn 1,3 triệu USD và 900 triệu đồng. Song, Hạnh chỉ đưa hối lộ thành công trên thực tế là trên 1,2 triệu USD và 900 triệu đồng. Ngoài việc chi tiền mặt, Hạnh không tiếc tay mua những món quà đắt tiền xa xỉ tặng các cựu lãnh đạo.

Trong vụ án này, bị can Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, là người hưởng nhiều lợi ích vật chất nhất từ Xuyên Việt Oil khi đã nhận hối lộ 600.000 USD và nhiều quà tặng đắt đỏ. Cụ thể, trong việc xin cho Xuyên Việt Oil vay vốn ngân hàng và xin cấp giới hạn tín dụng, kéo dài thời gian duy trì giới hạn tín dụng, từ năm 2019 - 2020, ông Thọ đã 2 lần nhận hối lộ 600.000 USD của bị can Hạnh.

Đến năm 2021, sau khi được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, ông Thọ đã lợi dụng chức vụ để chỉ đạo tạo điều kiện cho Xuyên Việt Oil và được Hạnh tặng nhiều món quà có giá trị lớn. Trong đó, lần thứ nhất vào đầu năm 2022, Hạnh tặng ông Thọ 1 bộ gậy golf trị giá 1,1 tỷ đồng và 1 đồng hồ Patek Philippe Plus trị giá 421.000 USD (gần 10 tỷ đồng).

Lần hai, ngày 28/3/2022, Mai Thị Hồng Hạnh đưa ông Thọ 200.000 USD. Lần ba vào tháng 5/2022, Hạnh mua tặng ông Thọ 1 xe ô tô Mercedes S450 Luxury trị giá 6,6 tỷ đồng.  Ngoài các món quà kể trên, trong thời gian giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, ông Thọ còn nhiều lần được tặng tiền, quà chúc mừng sinh nhật; chúc mừng ông Thọ làm Bí thư Tỉnh ủy; cảm ơn đã tư vấn trong việc quản trị hoạt động của Xuyên Việt Oil gồm 200.000 USD, 300 triệu đồng, 3 đồng hồ 3 đồng hồ Patek Philippe đắt đỏ xa xỉ tổng trị giá 355.000 USD.

 Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ.

Tiếp đến, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương Nguyễn Lộc An cũng bị cáo buộc đã nhận hối lộ từ Mai Thị Hồng Hạnh. Cụ thể, vào năm 2016, Hạnh gặp ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương để đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh lần đầu và được ông An bỏ qua các thiếu sót, qua đó ông An 4 lần nhận tổng số 400 triệu đồng. Vào cuối tháng 7/2017, nhân dịp ông An công tác tại TP.HCM, lấy lý do chúc mừng sinh nhật muộn, Hạnh mời ông An đến nhà ăn tối và tặng một đồng Patek Philippe.

Chiếc đồng hồ này, theo lời khai của cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, đã được ông này đem bán với giá 23.000 USD, tương đương hơn 520 triệu đồng.

Được biết, đồng hồ Patek Philippe là một trong những thương hiệu nổi tiếng thế giới với giá trị xa xỉ, đắt đỏ lên đến hàng chục triệu USD. Patek Philippe được thành lập vào năm 1851 có trụ sở tại Geneva và thung lũng Joux. Những sản phẩm đồng hồ của thương hiệu mang đậm tính nghệ thuật và sự phức tạp. Cùng với thương hiệu đồng hồ Vacheron Constantine và Audemars Piguet, Patek Philippe đã tạo nên ba “tam Thánh” trong ngành chế tác đồng hồ, đưa ngành chế tác đồng hồ lên một vị thế mới.

Sản lượng sản xuất của Patek Philippe chỉ ở mốc 55.000 chiếc mỗi năm, điều đó xuất phát từ quy trình sản xuất thủ công cùng mức độ kiểm tra nghiêm ngặt của chính nhà sản xuất, đảm bảo không một chi tiết sai sót nào khi đồng hồ được trao đến tay các vị khách quý.

Tin nổi bật