Tại thời kiểm tra, địa điểm kinh doanh hàng hóa do bà Nguyễn Thị Mai, có địa chỉ tại thôn Yên Thái, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội làm chủ đang bày bán, kinh doanh 412 chiếc máy sấy tóc do nước ngoài sản xuất.
Trên hàng hóa có nhãn, chữ bằng tiếng nước ngoài và có chữ Panassonic trên thân máy, giá niêm yết tại cơ sở là 70.000 đồng/chiếc. Bà Mai không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, hồ sơ, giấy tờ liên quan đến số hàng hóa trên.
Trên hàng hóa có nhãn, chữ bằng tiếng nước ngoài và có chữ Panassonic trên thân máy, giá niêm yết tại cơ sở là 70.000 đồng/chiếc.
Làm việc với cơ quan chức năng, bà Nguyễn Thị Mai khai nhận, toàn bộ số máy sấy tóc ở trên là hàng hóa do nước ngoài sản xuất. “Tôi mới mua số hàng trên từ một người không rõ địa chỉ, thông tin liên hệ. Họ đến chào bán tại cơ sở, hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ”, bà Mai khai nhận.
Đoàn kiểm tra tiến hành chụp ảnh hàng hóa trước sự chứng kiến của bà Nguyễn Thị Mai để gửi cơ quan có chức năng giám định theo quy định.
Đoàn kiểm tra tiến hành tạm giữ đối với 412 chiếc máy sấy tóc nghi giả mạo nhãn hiệu.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ đối với 412 chiếc máy sấy tóc ở trên không có hóa đơn, chứng từ, hồ sơ, giấy tờ kèm theo, có dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Panasonic đang được bảo hộ tại Việt Nam để xử lý theo quy định.
Trước đó, chiều ngày 24/5, Đội QLTT số 24 - Cục QLTT thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em thuộc Hộ kinh doanh Phan Thị Nga (Địa chỉ: 162 đường La Phù, thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng này đang hoạt động kinh doanh hàng hóa là các mặt hàng đồ chơi trẻ em.
Lực lượng chức năng đang kiểm tra hàng hóa tại cửa hàng của Bà Phan Thị Nga.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra và thu giữ gần 2.000 sản phẩm hàng hóa là các loại đồ chơi trẻ em do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ, gồm: búa đồ chơi; quạt cầm tay mini; chiếc xe ô tô đồ chơi loại to; bộ đồ chơi xếp hình; bộ đồ chơi lắp ráp các hình; bộ đồ chơi câu cá; bộ súng đồ chơi các loại; đèn lazer; bộ búp bê đồ chơi…
Làm việc với cơ quan chức năng, bà Phan Thị Nga cho biết, toàn bộ số hàng hóa trên là hàng hóa do nước ngoài sản xuất, mua từ một người không rõ địa chỉ, thông tin liên hệ đến quảng cáo, giao bán tại cửa hàng. Tất cả hàng hóa không có hóa đơn hay chứng từ gì kèm theo. “Tôi mua để bán kiếm lời”, bà Nga khai nhận.
Hàng hóa tạm giữ là các loại đồ chơi trẻ em do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ, gồm: búa đồ chơi; quạt cầm tay mini; chiếc xe ô tô đồ chơi loại to; bộ đồ chơi xếp hình.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xử lý theo quy định.
Thu Hà