Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phục trang trong phim “Diên Hi công lược” có gì đặc biệt mà lên đến 853 tỷ đồng?

(DS&PL) -

Biên kịch Vu Chính đã đầu tư kinh phí hơn 250 triệu NDT (khoảng 853 tỷ đồng), hợp tác cùng các nghệ nhân lành nghề để phục dựng lại thời trang trong phim.

Biên kịch Vu Chính đã đầu tư kinh phí hơn 250 triệu NDT (khoảng 853 tỷ đồng), hợp tác cùng các nghệ nhân lành nghề để phục dựng lại thời trang trong phim.

Diên Hi công lược là bộ phim cung đấu kể về cuộc cạnh tranh của các phi tần dưới thời vua Càn Long triều đại nhà Thanh. Tất cả phục trang, phục sức của bộ phim đều bám sát lịch sử, cũng như tham khảo số lượng lớn cổ tịch văn hiến. Vào đời nhà Thanh quần áo và trang sức có những đặc điểm riêng biệt, liên quan chặt chẽ đến nền văn hóa Trung Hoa.

Không chỉ có bối cảnh hoành tráng, nội dung ấn tượng, Diên Hi công lược còn khiến khán giả choáng ngợp bởi những bộ phục trang ấn tượng với từng đường kim mũi chỉ đặc biệt tinh sảo. Để có được điều này, đích thân nhà sản xuất Vu Chính cùng nhà thiết kế tạo hình Tống Hiểu Đào đã phải tìm hiểu chi tiết về văn hóa triều đại Càn Long và mời về những thợ thêu giỏi nhất Bắc Kinh để thực hiện phần phục trang cho phim.

Với Vu Chính, phục trang nhân vật không chỉ để khán giả được thỏa mãn về phần nhìn mà còn gửi gắm những giá trị văn hóa, góp phần giúp những khán giả trẻ có cơ hội để tiếp cận và hiểu rõ về những di sản văn hóa phi vật chất của Trung Hoa. Chính bởi vậy, ông cùng nhà thiết kế Tống Hiểu Đào đã tốn khá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu về văn hóa thời nhà Thanh dưới triều đại Càn Long. Chính sự tìm hiểu kĩ càng này đã cho ra đời những trang phục nhà Thanh theo lối giản lược và có sự ảnh hưởng của văn hóa Hán.

Triều bào: Phục trang trong Diên Hi công lược được làm bởi nghệ nhân Trương Hồng Diệp cùng 8 thợ thêu thủ công trong nửa năm. Long bào của Càn Long, cùng những viên ngọc đính trên áo làm bằng kỹ thuật đặc biệt có tên gọi "thêu tập châu". Nhà thiết kế cho biết, "Họa tiết rồng được tổ phục trang thực hiện bằng phương pháp thêu nổi đặc trưng của Trung Quốc nhằm tôn lên lớp vảy rồng sắc nét trên nền vải lụa cao cấp. Các thợ thêu muốn đính kết ngọc vào hoa văn, phải xỏ theo thứ tự định hình trước vào sợi chỉ rồi mới có thể cố định".

Để tạo nên trên phục toát lên đúng khí chất của các bậc cung phi cao sang, quyền quý, đội ngũ sáng tạo của "Diên Hi Công Lược" đã vận dụng tài tình hệ thống màu của họa sĩ nổi tiếng người Ý - Giorgio Morandi với những tông màu trầm lặng (muted colors) thiên ghi xám tạo cảm giác dễ chịu khi ngắm nhìn và đem đến nét hài hòa, trang nhã tuyệt đối cho tổng thể trang phục. Phục trang cổ đại của hoàng hậu, các phi tần có sự khác biệt rõ rệt về màu sắc, trang sức, hoa văn, cũng như số lượng châu báu đính kèm. Dù kiểu dáng trang phục có nhiều điểm tương đồng, nhưng màu sắc để phân biệt địa vị trong hậu cung chính là vàng đậm, vàng nhạt, xanh lam, thanh thạch...

Đặc biệt những sản phẩm này đều được thực hiện bởi thợ thêu có tay nghề cao đến từ Bắc Kinh. Hầu hết đều được họ gia công bằng tay và nhận thấy sự tỉ mỉ đến từng đường kim mũi chỉ của những thợ thêu này.

Trâm, hoa cài tóc: Vào thời xưa, việc cài trâm hình hoa mang ý nghĩa một cô gái đã chính thức trở thành phụ nữ sau khi kết hôn. Trâm cài tóc thường được làm bằng các chất liệu chủ yếu như ngọc, phỉ thúy, mã não, vàng, bạc... Những loại chất liệu này phụ thuộc vào địa vị trong cung của người phụ nữ. Hoa cài trên tóc mang ý nghĩa đa phúc, đa thọ cho người sử dụng. Theo nghệ nhân Triệu Thụ Hiến, mẫu đơn là loài hoa dành riêng cho ngôi vị hoàng hậu nhằm thể hiện hình ảnh người phụ nữ đoan chính, giản dị đứng đầu hậu cung.

Dựa vào cấp bậc trong cung, kiểu dáng hoa cài tóc cũng khác nhau. Phi tần thường sử dụng hoa bốn mùa, đa dạng màu sắc. Riêng dàn cung nữ sẽ cài hoa nhỏ, đơn sắc trên tóc.

Quạt lụa: Đây là loại phụ kiện được may bằng kỹ thuật dệt lụa hoa đắt đỏ của Trung Quốc. Nghệ nhân Cố Kiến Đông đã mô phỏng mẫu hoa văn trên quạt của các phi tần gần giống với bản gốc trong bảo tàng Văn vật Cố cung.

Điểm đặc biệt của chiếc quạt lụa đến từ kỹ thuật dệt thủ công từ tơ tằm Kesi mảnh, nhuộm nhiều màu sắc khác nhau để tạo nên bức tranh hoàn thiện, mang ý nghĩa đa phúc cho các vị phi tần trong cung.

Thu Hằng (T/h)

Tin nổi bật