Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phúc Thọ (Hà Nội) tập trung phát triển kinh tế xã hội thích ứng linh hoạt Covid 19

(DS&PL) -

Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do triển khai nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh, đặc biệt là tác động từ dịch bệnh Covid-19, song huyện đã ra sức thi đua, chung sức, đồng lòng thực hiện "mục tiêu kép": Vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Các phong trào thi đua khi phát động đều được xác định rõ chủ đề, mục đích, ý nghĩa, nội dung và tiêu chí đánh giá, góp phần tạo sự lan tỏa sâu rộng trong các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị.

Năm 2021, vượt lên trên những khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 mang lại; cán bộ, nhân dân huyện Phúc Thọ đã phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, vượt khó và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong 24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao từ đầu năm thì huyện có 8 chỉ tiêu vượt và 12 chỉ tiêu đạt. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Phúc Thọ ước đạt 13.385 tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 6,3% so với năm trước. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 5%; công nghiệp xây dựng tăng 8,3%; nông, lâm, thủy sản tăng 4,2%.

Trong nông nghiệp, huyện tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: Vùng chuối Vân Nam; rau an toàn Vân Phúc, Thọ Lộc, Võng Xuyên, Thanh Đa, Xuân Phú; vùng bưởi Vân Hà; hoa Tích Giang, Tam Thuấn... cho hiệu quả kinh tế cao. 2021 cũng là năm tỷ lệ bỏ ruộng hoang vụ đông trên địa bàn huyện thấp nhất trong những năm gần đây, vụ đông của huyện đạt trên 80% tổng diện tích.

Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tiếp tục có sự tăng trưởng, nhiều sản phẩm công nghiệp, làng nghề đạt mức tăng trưởng khá, như: Cơ kim khí tăng 14,6%/năm, chế biến lâm sản, đồ mộc tăng 18%/năm, sản phẩm may mặc tăng 8,5%/năm; chế biến lương thực, thực phẩm tăng 5%/năm…

Đồng chí Doãn Trung Tuấn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phát động phong trào thi đua năm 2022

 

Năm 2021, Phúc Thọ thực hiện đạt và vượt 20 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Hội đồng nhân dân huyện giao. Huyện không còn hộ nghèo theo tiêu chí cũ; hộ cận nghèo giảm, còn 93 hộ, chiếm tỷ lệ 0,18%".

Công tác quản lý đô thị, xây dựng cơ bản, tài nguyên - môi trường, quản lý đất đai kiên quyết xử lý triệt để; công tác giáo dục - đào tạo có nhiều đổi mới phù hợp theo diễn biến tình hình dịch và đạt những kết quả hết sức quan trọng. Hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều đổi mới, sáng tạo đã khích lệ tinh thần hăng hái tham gia của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân.

Về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, đồng chí Nguyễn Đình Sơn Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ, cho biết: huyện sẽ tập trung vào công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên; mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn.

Đáng chú ý, theo đồng chí Nguyễn Đình Sơn, huyện sẽ tập trung hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp để dịch chuyển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công tại các làng nghề nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường sống của người dân, phòng tránh các nguy cơ về cháy nổ.

Việc dịch chuyển các cơ sở sản xuất vào các cụm công nghiệp còn tạo điều kiện phát triển bền vững cho các cơ sở này nhờ khả năng kết nối hạ tầng đồng bộ, thuận tiện cho công tác vận chuyển, xuất nhập hàng hoá.

Về thăm cụm công nghiệp Thanh Đa thuộc thôn Phú An xã Thanh Đa -một trong các cụm công nghiệp đang tiến hành giải phóng mặt bằng của huyện Phúc Thọ -  đây là cụm công nghiệp được quy hoạch nhằm di dời các cơ sở sản xuất gỗ ra khỏi khu dân cư. Cụm công nghiệp Thanh Đa có tổng quy mô khoảng 10 ha trong đó quy mô giai đoạn 1 là 8,3 ha.

Đồng chí Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thanh Đa, cho biết, toàn xã có khoảng 340 cơ sở sản xuất đồ mộc, cửa hàng vật liệu tủ bếp, chế biến gỗ đang hoạt động, đã giải quyết được công ăn việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

"Năm 2021, ước tính tổng thu giá trị về từ nghề tiểu thủ công nghiệp đạt 220 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng thu của xã. Tuy nhiên việc gia tăng sản xuất trong khu dân cư cũng đã dẫn đến hệ luỵ không tốt về môi trường. Ô nhiễm không khí, tiếng ồn và ô nhiễm nguồn nước đang trở thành vấn đề nóng tại địa phương. Do đó, xã mong muốn cụm công nghiệp sớm đi vào hoạt động để người dân ổn định sản xuất và có môi trường sống được cải thiện", đồng chí Nguyễn Văn Mạnh nói.

Năm 2022, cùng cả nước và Thủ đô, huyện Phúc Thọ thực hiện “nhiệm vụ kép” trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Với tinh thần đoàn kết, chủ động, quyết tâm cao, huy động sự vào cuộc của cả hệ t hống chính trị và các tầng lớp nhân dân, huyện Phúc Thọ đã phát động phong trào thi đua năm 2022 trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, học tập, lao động, công tác, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an ninh quốc phòng năm 2022; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đặc biệt, năm 2022, hướng đến kỷ niệm 200 năm ngày thành lập huyện, Phúc Thọ đã xây dựng và từng bước triển khai Đề án “Phát huy giá trị tinh thần cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của người Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo”. Theo Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn, đề án nhằm mục tiêu khơi dậy quyết tâm đổi mới, không ngừng thi đua học tập, lao động sáng tạo sớm xây dựng thành công huyện nông thôn mới điển hình tiên tiến.

Thu Phương

Tin nổi bật