Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phụ nữ có thai có nên tham gia chạy marathon không?

  • Phương Uyên (T/H)
(DS&PL) -

Thông tin một mẹ bầu 29 tuần tham gia giải chạy marathon 5 km tại Hạ Long đã tạo nên làn sóng tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến ​​kiến ​​trái chiều khác nhau.

Báo Sức khỏe và Đời sống đưa tin, xung quanh câu chuyện mang thai có nên vận động mạnh, đặc biệt chạy marathon hay không, TS.BS Bùi Chí Thương - Trưởng khối Sản, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (TP.HCM) cho biết, trong sản khoa, không cấm phụ nữ mang thai vận động, việc ít vận động hay nằm bất động (với những trường hợp không có chỉ định của bác sĩ) thậm chí là không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên vận động nhẹ nhàng, đi dạo bộ mỗi ngày khoảng 30 phút và 5 ngày 1 tuần (khoảng 150 phút). Tuy nhiên, nếu vận động ở cường độ cao như chạy, nhảy thì phụ nữ mang thai cần phải cân nhắc để phù hợp với tình trạng sức khoẻ của thai nhi và của bản thân mình.

Khi chạy, vận động mạnh sẽ có thể xảy ra một số trường hợp: Thứ nhất, nếu không cẩn thận có thể vấp té dẫn đến nhau bong non (máu tụ, suy tim thai dẫn đến mất tim thai). Thứ hai là chấn thương thai, rối loạn đông máu dẫn đến băng huyết. Thứ ba là thai lớn sẽ khuất tầm nhìn, dễ vấp dẫn đến vỡ ối, khó cấp cứu thai nhi.

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên vận động nhẹ nhàng. Ảnh minh họa: VnExpress

Hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào nói về việc chạy bộ sẽ dẫn đến sinh non. Tuy nhiên, việc vận động cường độ cao đối với mẹ bầu sẽ không tốt và các bác sĩ sản khoa không khuyến khích.

Vận động là quyền cá nhân của mỗi người, nhưng ở phụ nữ mang thai việc chạy như thế nào, trong khoảng thời gian bao lâu để an toàn thì cần và nên có ý kiến của bác sĩ sản khoa. Đồng thời, trước khi tham gia, cần phải xem người đó có nguy cơ bệnh tim mạch hay không. Nếu bị bệnh tim mạch thì khi vận động tăng lên, lượng máu nuôi người mẹ không có, giống như "hết xăng", khiến lượng máu nuôi em bé không kịp dẫn đến những biến chứng và sự cố không mong tới. Vì vậy, mẹ bầu không nên bắt chước, làm theo bởi rất nguy hiểm", TS Thương nhấn mạnh.

Để đảm bảo cho phụ nữ mang thai được "mẹ tròn con vuông", TS.BS Bùi Chí Thương khuyến cáo, trước khi mẹ bầu có ý định tham dự một sự kiện về hoạt động thể chất cường độ cao như chạy marathon thì nên đi khám và tham vấn ý kiến của bác sĩ sản khoa trước để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Trong khi đó, báo Tuổi trẻ dẫn thông tin từ bác sĩ Phan Vương Huy Đổng - chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TP.HCM cho hay, các môn thể thao được khuyến cáo thai phụ tập luyện là đi bộ, thiền, yoga, tập thở, đi bộ chậm, có thể chạy chậm (chú ý hạn chế những tháng cuối thai kỳ...). Khi tập luyện, thai phụ nên tập từng đợt ngắn với thời gian kéo dài khoảng 15-30 phút, nhằm hạn chế tác động lên thai nhi và đảm bảo lượng oxy trong máu.

Khi vận động điều độ, nhẹ nhàng, trong thời tiết mát mẻ cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp thai phụ giảm đau lưng, ít đau hơn khi sinh, từ đó ít có khả năng phải sinh mổ lấy thai, thời gian nằm viện cũng ngắn hơn.

Bác sĩ Huy Đổng lưu ý thêm, đi bộ thể dục khác với chạy bộ cả hình thức lẫn tác dụng và hậu quả. Chạy bộ thể dục hàng ngày cũng khác với chạy bộ tham gia giải (người chạy bộ tham gia giải phải gắng sức, nỗ lực hơn).

Tin nổi bật