Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phụ huynh thí sinh được nâng điểm thi: Chúng tôi có biết gì đâu

(DS&PL) -

Hầu hết các vị phụ huynh những thí sinh được nâng điểm thi Đại học ở Sơn La đều phủ nhận việc gia đình có "nhờ vả" chạy điểm cho con.

Hầu hết các vị phụ huynh những thí sinh được nâng điểm thi Đại học ở Sơn La đều phủ nhận việc gia đình có "nhờ vả" chạy điểm cho con.

Phụ huynh "kêu oan"

Vụ việc can thiệp vào thi, sửa điểm của các thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 đang có nhiều bất ngờ khi một số lãnh đạo ở Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình đều lên tiếng phủ nhận chuyện có tác động, can thiệp để nâng điểm cho con cái.

Đất Việt cho hay, ông D. - Phó Chủ tịch UBND TP. Sơn La, tỉnh Sơn La bày tỏ sự bức xúc khi biết được thông tin con mình nằm trong danh sách các thí sinh được nâng điểm của Bộ GD&ĐT. Vị Phó Chủ tịch UBND TP. Sơn La khẳng định bản thân không tác động để con được nâng điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Nhiều cán bộ ngành giáo dục của Sơn La đã vướng vòng lao lý vì nằm trong đường dây "chạy điểm" ở Sơn La - Ảnh: Lao Động.

Con trai ông Q. - Phó Chủ tịch UBND TP. Sơn La cũng nằm trong danh sách nghi vấn được nâng điểm cùng với con ông D. Vị lãnh đạo này cũng không tránh được sự bức xúc bởi ông Q. tin rằng con mình đỗ vào trường đại học bằng chính năng lực của mình.

Để chứng minh cho sự trong sạch của con và bản thân, ông Q. đang muốn phúc khảo lại điểm thi cho con.

Còn tại Hà Giang, khi vụ việc gian lận điểm thi ở Hà Giang bị phanh phui, khi thấy tên của con gái mình trong danh sách được nâng điểm, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh đã lên tiếng khẳng định không biết gì về việc con mình được nâng điểm.

Vợ của một Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Giang, khi được hỏi vì sao con bà được nâng điểm, bà cũng ngạc nhiên: “Việc nằm trong danh sách được nâng điểm chính cháu cũng không biết và gia đình chúng tôi càng không có chủ trương, sắp xếp”.

Trong khi các phụ huynh là lãnh đạo công tác tại các cơ quan nhà nước có con được nâng điểm bày tỏ sự bức xúc thì có một số phụ huynh khẳng định gia đình mình chỉ bình thường cũng phủ nhận chuyện can thiệp điểm cho con.

Trao đổi với PV Lao Động, ông K. - bố của thí sinh L.T.T ở Mai Sơn (người được nâng 7,6 điểm) cho biết gia đình ông chỉ là nông dân bình thường.

Ông K. nói: “Thực tế nhà tôi chả quen biết ai cả. Ngày cháu thi xong, hỏi cháu thì cháu bảo làm được bài.

Rồi sau này có thông báo điểm, giấy báo đỗ đại học thì tôi cho cháu đi học thôi. Nhà tôi đều là nông dân bình thường, hằng ngày buôn bán thêm gà, lợn ngoài chợ, thu nhập chỉ đủ sống, làm gì quen biết ai”.

Khi được cho biết con mình nằm trong danh sách thí sinh được nâng điểm, ông K. khẳng định: “Tôi có biết con được nâng điểm đâu. Tôi có biết gì đâu. Khi nào có thông báo thì xem xét”.

Còn với trường hợp thí sinh được nâng tới 18,7 điểm, mẹ của thí sinh này làm nghề trồng rừng, bố là lái xe ở địa phương. Tuy nhiên, mẹ của thí sinh này là chị em ruột với một chuyên viên ở Sở GDĐT Sơn La (người đã bị khởi tố vì liên quan đến vụ án nâng sửa điểm thi), vị phụ huynh đã từ chối trả lời về thông tin này.

"Không ai làm không công"

Về vấn đề này, ĐBQH Phạm Văn Hòa cho rằng, trong vụ việc sửa điểm thi tại một tỉnh thành có ý kiến dư luận cho rằng việc sửa điểm thi ở Hòa Bình liên quan đến tình trạng "con ông cháu cha", có nhiều cán bộ lãnh đạo đương chức tác động tới công tác chấm thi. Ý kiến này có cơ sở!

Sơn La là nơi có nhiều thí sinh đỗ đại học do gian lận điểm thi - Ảnh: Tiền phong.

Ông Hòa khẳng định: "Không phải tự nhiên mà người ta sửa diểm thi cho con, cháu mình. Phải có tiền, có quan hệ hay có thứ gì đó tác động thì các đối tượng mới mạo hiểm để sửa bài thi như vậy.

Có nhiều tác động dưới các dạng khác nhau như tiền bạc, tình cảm và sự nể nang của cấp dưới dành cho cấp trên... Chính vì thế cần làm rõ vấn đề này".

Trong khi đó, TS Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, cần làm rõ mối quan hệ "con ông cháu cha" trong vụ việc sửa điểm thi ở các tỉnh. Các quan chức cần gương mẫu, trước hết, phải trung thực, thực hiện đúng pháp luật. Quan chức tiếp tay cho gian lận thi cử cần bị xử lý dứt khoát, không được lợi dụng chức quyền để che giấu, bao che cho nhau.

Việc lợi dụng chức quyền để sai lệch điểm thi là tham nhũng. Việc quan chức trực tiếp đề nghị nâng điểm hay cấp dưới chủ động nâng điểm để nịnh bợ sẽ do công ai điều tra rõ ràng và tòa án xem xét, kết luận.

Ông Vinh cũng cho rằng với những người dính líu vụ việc, tùy mức độ tham gia mà xem xét, xử lý kỷ luật. Quan trọng, quá trình xử lý phải công khai, minh bạch để thông tin đến xã hội, để những người chưa “nhúng chàm” tránh hành vi tương tự.

“Chúng ta cần làm nghiêm để răn đe và tạo ý thức tôn trọng pháp luật, sự công bằng. Ngoài ra, cơ quan chức năng nên khẩn trương xử lý vụ Hà Giang, Sơn La. Dù là con quan chức hay ai, cần mang ra ánh sáng càng sớm càng tốt, tránh để dân mất đi sự tin tưởng vào giáo dục”, TS Vinh nhấn mạnh.

Minh Minh (T/h)

Tin nổi bật