Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phong tục gọi hồn trong ngày Tết Tân Sửu 2021 của người Thái

(DS&PL) -

Phong tục gọi hồn vào đầu năm mới là một trong những phong tục đón Tết Nguyên đán độc đáo của người Thái. Nó mang một ý nghĩa đặc biệt và nét văn hoá riêng.

Phong tục gọi hồn vào đầu năm mới là một trong những phong tục đón Tết Nguyên đán độc đáo của người Thái. Nó mang một ý nghĩa đặc biệt và nét văn hoá riêng. 

Người Thái cư trú ở nhiều nơi trên đất nước ta nhưng tập trung đông nhất là ở các tỉnh Tây Bắc; Sơn La, Lai Châu có khoảng hơn 1 triệu người với các nhóm Thái Đen (Táy Đăm),Thái Trắng (Táy Đón hay Táy Khao), Thái Đỏ.

Đối với người Thái ở nhiều vùng, thường 25 tháng Chạp là phiên chợ cuối cùng, lớn nhất trong năm, sau đó là nghỉ ngơi chơi Tết. Sáng ngày 27 hoặc 28, ông trưởng bản chủ trì tổng vệ sinh cho cả bản. Tối 29 bắt đầu gói bánh chưng. Sáng ngày 30 mọi người sẽ luộc bánh chưng và làm thịt lợn.

Nhắc đến phong tục ngày Tết của người Thái, không thể không nhắc đến phong tục gọi hồi diễn ra vào tối ngày 29 và 30. Mỗi gia đình thịt 2 con gà, một để cúng tổ tiên, một là để gọi hồn cho mọi người trong nhà.

Để gọi hồn, thầy cúng lấy một cái áo của mỗi người trong gia đình, bó lại một đầu với nhau, vắt lên vai, tay thầy cầm một cây củi đang cháy, rồi mang ra đầu làng gọi hồn hai ba lần, sau đó về chân cầu thang lại gọi một lần nữa.

Xong việc, thầy cúng đích thân buộc một sợi chỉ đen vào tay mỗi thành viên gia đình để trừ tà, sợi chỉ đó phải để tự đứt, nếu dứt đứt thì chủ nhân dễ bị ốm.

Vào đêm ngày 30, sau lễ cúng giao thừa bằng thịt, bánh, các đồ thổ cẩm, bạc... gia đình nào có chiêng hay cồng thì mang ra gõ tại nhà.

Người Thái có tục gọi hồn vào dịp Tết.

Trong phong tục đón Tết Nguyên đán của người Thái còn có tục đón giao thức "Pông Chay". Theo đó vào đêm giao thừa cả nhà thường không ai ngủ, đèn luôn thắp sáng, hương nhang không được tàn.

Các thành viên trong gia đình ngồi quanh bếp lửa, làm các loại bánh trái như bánh ít, bánh rán, đồ cá... thỉnh hoảng chủ nhà sẽ đánh ba tiếng chiêng báo hiệu giờ giao thừa sắp đến.

Đúng thời khắc giao thừa, các loại bánh trái, xôi đồ, cá khô, xôi cốm,... hai cơi trầu (mỗi cơi 8 miếng); một ấm trà xanh, rót 8 chén rượu, tất cả được xếp vào thúng. Người vợ mở hòm lấy các loại vải thổ cẩm, khăn váy, quần áo mới, vòng tay, bạc nén... Những thứ đồ đó được đem đặt tại bàn thờ ma nhà. Khăn mũ chỉnh tề, chủ nhà kính cẩn đọc bài cúng "chào đón tổ tiên xuống tề tựu".

Vào sáng mồng 1 Tết, người Thái còn có tục đi lấy nước ở suối về. Người Thái quan niệm rằng, nước là điều may mắn, sự tốt tươi.

Cũng trong sáng ngày mồng 1, người Thái dạy sớm đem xôi ra giữa gian cúng ma nhà. Sau đó, dọn ra hai hoặc ba mâm cúng, mâm đặt trên cao để cúng tổ tiên nhà chồng, mâm thấp hơn thì cúng tổ tiên nhà vợ.

Đặc biệt vào ngày mồng 1 Tết, phụ nữ trong nhà được ăn trước đàn ông (thông thường phụ nữ ăn cùng hoặc ăn sau đàn ông).

Bữa cơm Tết của người Thái có một món không thể thiếu, đó là cá, với các món nướng, chua, khô... Người Thái kiêng vứt lá dong xuống gậm sàn, kiêng quét nhà vào ngày mùng 1 Tết. Tối ngày mùng Một họ đã làm lễ tạ.

Từ chiều mùng Một, thanh niên bắt đầu đi chơi, đến làng nào ăn uống ở làng ấy, có khi đi đến qua cả mùng 10 mới về. Các trò chơi khá náo nhiệt, gồm đánh cầu lông (cầu lông gà), ném còn...

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật