Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phòng khám tư chẩn đoán nhầm, bé gái 6 tháng tuổi nguy kịch vì viêm màng não

(DS&PL) -

Con bị sốt, ho, phát ban toàn thân, mẹ đưa tới bác sĩ tư khám và được chẩn đoán nhiễm siêu vi. Đến khi mẹ đưa con đi bệnh viện khám thì con đã bị viêm màng não.

Con bị sốt, ho, phát ban toàn thân, người mẹ đưa tới bác sĩ tư khám và được chẩn đoán nhiễm siêu vi. Đến khi thấy thóp đầu con căng phồng, sưng to mẹ mới đưa đi bệnh viện khám thì con đã bị viêm màng não.

Bé T.A.K may mắn được chữa khỏi bệnh viêm màng nào. Ảnh: Soha

Ngày 28/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, bé T.A.K (6 tháng tuổi, ngụ tại Đức Hòa, Long An) đã may mắn được chữa khỏi bệnh viêm màng não mủ dù phát hiện muộn.

Mẹ bệnh nhi kể lại, trước đó con chị bị sốt, ho, phát ban toàn thân. Chị đưa con đến bác sĩ tư điều trị thì được chẩn đoán bị nhiễm siêu vi. Sau 3 ngày uống thuốc bé cắt sốt nhưng tái diễn 2 hôm sau, phát ban toàn thân nhiều. Đến ngày thứ 10 chị thấy thóp trên đỉnh đầu bé căng phồng, đầu sưng to ra nên đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng thành phố khám.

Tại đây, bé K. đã trong tình trạng sốt cao liên tục, đừ người, đầu sưng to đỏ da, khám triệu chứng màng não không xác định được bệnh cảnh rõ ràng. Siêu âm và chụp CT đánh giá ban đầu bé có tụ mủ dưới màng cứng 2 bán cầu, theo dõi viêm màng não mủ biến chứng tụ mủ dưới màng cứng.

Các bác sĩ hội chẩn ekip Ngoại thần kinh quyết định mổ khẩn tháo rửa và dẫn lưu mủ 2 bên bán cầu cho bé.

Sau phẫu thuật ổn định, các bác sĩ khoa Hồi Sức Tích Cực đã tiến hành chọc dịch màng não tủy. Kết quả dịch não tủy của trẻ đã như nước dừa non, protein tăng cao 3-4 lần, ở trẻ bình thường, bạch cầu lấp đầy dịch não tuỷ...

Bé được sử dụng kháng sinh đặc biệt có thể thấm vào màng não với liều cao hơn so với bình thường, truyền tĩnh mạch dài ngày.

Bệnh nhi đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM). Ảnh: VTC News

Sau gần một tuần điều trị, bệnh nhi không còn sốt, dẫn lưu mủ vết mổ ổn định không ra thêm, bé tỉnh táo hẳn, nhận biết cha mẹ, tay chân hoạt bát.

Hiện bé được rút ống dẫn lưu, cai máy thở, tiếp tục chuyển khoa Nhiễm điều trị và theo dõi.

Các bác sĩ cho biết trong quá trình điều trị, bé nhiều lần đối mặt nguy cơ đối diện tử thần vì nhiễm trùng nặng, huyết động không ổn định. Đây là ca bệnh phát hiện muộn nên tỷ lệ di chứng rất cao nhưng nhờ các biện pháp điều trị tích cực và sự khẩn trương phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ kịp thời nên sau quá trình điều trị, bé đã qua cơn nguy kịch.

Các bác sĩ cho biết, thời điểm nắng nóng hay lúc chuyển mùa như hiện nay dễ khiến trẻ mắc viêm màng não.

Đây là bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu, nếu không có thể gây tử vong hay để lại những di chứng như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân hoặc chậm phát triển tâm thần vận động,…

Đáng chú ý là việc cha mẹ đưa con đi khám muộn, cộng thêm tình trạng sử dụng kháng sinh vô tội vạ khiến bệnh tình ngày một phức tạp hơn.

"Có đến 80-90% trẻ nhập viện đã bị cha mẹ tự ý cho dùng kháng sinh. Thậm chí có những cha mẹ khi được hỏi đã điều trị gì cho trẻ chưa thì hồn nhiên trả lời là đã tự đi mua thuốc về điều trị và cho cháu… uống tạm kháng sinh. Đây là điều không thể chấp nhận được, gây nguy hiểm cho trẻ vô cùng, và là nguyên nhân khiến tình trạng kháng thuốc ngày một trầm trọng", bác sĩ phân tích.

Để phòng bệnh viêm màng não cho trẻ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Đồng thời, thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc; chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Đồng Trang (T/h)

Tin nổi bật