Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Thi tốt nghiệp từ năm 2025 đúng mục tiêu học gì thi nấy

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Ngày 14/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (Hội đồng) để thảo luận các đề xuất của Bộ GD&ĐT về phương án tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Phương án thi tốt nghiệp đảm bảo đơn giản, khoa học

Tại phiên họp, Hội đồng dành nhiều thời gian để thảo luận về đề xuất của Bộ GD&ĐT đối với các phương án tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (phương án thi tốt nghiệp).

Các đại biểu cho rằng phương án thi tốt nghiệp phải tiếp cận bài bản, xuất phát từ sự đổi mới phương pháp dạy và học; đảm bảo đồng bộ với chương trình sách giáo khoa, đào tạo giáo viên, đánh giá thi cử, quản lý nhà nước về giáo dục… theo hướng tăng cường sự tham gia chủ động của chính quyền địa phương, lấy trường học làm trung tâm, cơ sở, nền tảng.

Việc đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần được phân tích, đánh giá khoa học, lượng hóa được, phù hợp với nội dung, mục tiêu, lộ trình thực hiện đổi mới giáo dục, đào tạo trong từng giai đoạn.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tổ chức phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 phải bảo đảm đơn giản, khoa học, đúng mục tiêu, hiệu quả. Ảnh: Công Luận

 

Theo VOV, cũng tại phiên họp, Bộ GD&ĐT nêu 3 phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Cụ thể: Phương án 1: Lựa chọn: 2 + 2: thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 ( Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Phương án 2: Lựa chọn: 3 + 2: môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Phương án 3: Lựa chọn: 4 + 2: 4 môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Trong đó, đề xuất chọn Phương án 1, thi 4 môn (Lựa chọn 2+2), gồm thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và được lựa chọn 2 môn học trong lớp 12.

Ngân hàng đề thi phảo chất lượng, được chuẩn hóa

Tại phiên họp, các đại biểu đề nghị Bộ GD&ĐT tập trung đầu tư cho ngân hàng đề thi chuẩn hóa cho tất cả địa phương, vùng miền, xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp với lộ trình thực hiện và mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc tổ chức phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 bảo đảm đơn giản, khoa học, đúng mục tiêu, hiệu quả, "học gì thi nấy". Ảnh: Công Luận

 

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc tổ chức phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 bảo đảm đơn giản, khoa học, đúng mục tiêu, hiệu quả, "học gì thi nấy"; đánh giá chính xác, thực chất năng lực, quá trình học tập của học sinh.

"Mọi phương án thi tốt nghiệp THPT đều phải có ngân hàng đề chất lượng, đảm bảo được chuẩn hóa, quy chế bảo đảm thực hiện thống nhất", báo Tuổi trẻ Online dẫn lời Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT cung cấp thông tin khoa học, công khai, minh bạch để nhân dân biết được chủ trương, quá trình triển khai, cách thức thực hiện đổi mới thi cử so với mục tiêu đặt ra.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu kỹ tất cả các phương án, đề xuất về phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025, bao gồm cả yêu cầu về quản lý nhà nước, điều kiện tổ chức thực hiện như ứng dụng hạ tầng chuyển đổi số, dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin, thí điểm đổi mới thêm một bước tổ chức kỳ thi tại một số địa phương.

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT xây dựng đề án tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 toàn diện, có giải pháp cụ thể về ngân hàng đề thi và tổ chức thực hiện, tính đến phương án thí điểm phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương. Đây cũng là nội dung để tuyên truyền, thông tin đến nhân dân, huy động các chuyên gia, nhà khoa học tham gia, tạo sự đồng thuận, bảo đảm nguyện vọng bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội năm 2022. Ảnh: Tuổi trẻ Online

 

Nêu quan điểm, định hướng phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nền tảng của hệ thống giáo dục vận hành thông suốt, đồng bộ từ bậc mầm non đến đại học, sau đại học, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Không tạo gánh nặng, áp lực ở bậc mầm non, trung học cơ sở; tập trung những môn học cần thiết cho định hướng nghề nghiệp ở bậc học phổ thông; gắn giáo dục cao đẳng, đại học với doanh nghiệp, yêu cầu chuyển đổi số, chiến lược phát triển của đất nước trong giai đoạn mới".

Thủy Tiên (T/h)

Tin nổi bật