Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phiến quân IS thảm sát người Yazidi ở Iraq

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Phiến quân IS đã sát hại ít nhất 80 người đàn ông và bắt cóc nhiều phụ nữ, trẻ em người Yazidi tại một ngôi làng ở phía bắc Iraq.

(ĐSPL) - Phiến quân IS đã sát hại ít nhất 80 người đàn ông và bắt cóc nhiều phụ nữ, trẻ em người Yazidi tại một ngôi làng ở phía bắc Iraq.

Phiến quân "Nhà nước Hồi giáo" (IS) đã bắt cóc nhiều phụ nữ, bé gái trong vụ tấn công ngày 15/8

Theo BBC, các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tiến vào làng Kocho, cách đỉnh núi Sinjar 45km, vào tối 15/8 và ra lệnh cho những người đàn ông tại đây cải đạo sang Hồi giáo nếu muốn giữ tính mạng.
Tại New York, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thành viên IS.
Trong một diễn biến khác, quân đội Mỹ cho biết hai máy bay không người lái của họ đã tấn công và tiêu diệt hai phương tiện được xác nhận là thuộc về IS gần Đỉnh Sinjar sáng 15/8, sau khi có tin báo từ quân đội Kurdistan rằng phiến quân đang tấn công thường dân ở làng Kawju.
“Cải đạo hay là chết”
Giới chức Kurdistan đã xác nhận vụ tấn công vào làng Kocho sau khi có thông báo từ các nhà hoạt động người Yazidi đóng tại Washington.
"Họ đến bằng xe và bắt đầu giết chóc hồi chiều nay", ông Hoshiyar Zebari, một quan chức cao cấp người Kurdistan nói với hãng thông tấn Reuters ngày 15/8.
Vụ thảm sát diễn ra trong vòng 1 tiếng đồng hồ, nghị sỹ người Yazidi, ông Mahama Khalil, cho biết. Ông Khalil được cho là đã tiếp xúc với những người còn sống sót.
Một người dân ở một làng lân cận nói một tay súng IS trong cùng khu vực đã cho anh ta biết chi tiết vụ thảm sát.
"Ông ta nói với tôi rằng Nhà nước Hồi giáo đã bỏ ra 5 ngày để thuyết phục dân làng cải đạo sang Hồi giáo và đã dành nhiều thời gian để tuyên truyền về vấn đề này trong ngày hôm nay," người dân làng này nói.
"Sau đó ông ta nói những người đàn ông đã bị quây lại và bắn chết. Phụ nữ và các bé gái có lẽ đã bị đưa tới thành phố Tal Afar, vì đó là nơi có các tay súng nước ngoài."
Hadi Pir, một nhà hoạt động người Yazidi, nói phiến quân đã ra tối hậu thư buộc người dân làng phải cải đạo.
Toàn bộ dân làng bị đưa đến ngôi trường duy nhất ở làng Kocho, nơi những người đàn ông sau đó bị hành hình. Những người còn lại bị dồn lên xe buýt và chưa rõ đã bị đưa đi đâu.
Bạo lực do IS châm ngòi đã khiến 1,2 triệu người Iraq lâm vào cảnh vô gia cư.
Các cộng đồng người Yazidi và Thiên Chúa giáo đã bị buộc phải di tản về phía bắc cùng với người Hồi giáo dòng Shia - vốn bị IS xem là ngoại đạo.
Trong một diễn biến riêng lẻ, giao tranh đã nổ ra hôm 15/8 tại tỉnh Anbar, phía tây Baghdad, nơi đa số dân cư là người Hồi giáo dòng Sunni.
Tội ác và trừng phạt
Một số lãnh đạo người Hồi giáo Sunni thiểu số nói họ có thể sẽ cộng tác với tân thủ tướng Iraq, ông Haider al-Abadi, để chống lại phiến quân.

Mỹ đã thực hiện nhiều vụ oanh tạc nhằm vào phiến quân để bảo vệ người Yazidi và Thiên Chúa giáo tại phía bắc Iraq.

Trong khi đó, Mỹ đã thực hiện nhiều vụ oanh tạc nhằm vào phiến quân để bảo vệ người Yazidi và Thiên Chúa giáo tại phía bắc Iraq, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây vũ trang cho các lực lượng đang chống lại IS.
Trong cuộc họp tại New York, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã liệt 6 thành viên có liên quan đến IS hoặc Mặt trận Nursa tại Syria vào danh sách bị cấm thị thực, đóng băng tài sản và cấm vận vũ khí.
Những cá nhân, tổ chức ủng hộ hai nhóm này cũng có thể phải đối mặt với cấm vận, Hội đồng Bảo an cho biết.
Đại sứ Anh quốc tại Liên Hiệp Quốc Mark Lyall Grant nói nghị quyết vừa được thông qua sẽ chỉ có tác động về dài hạn. Ông nói: "Chúng tôi không cho rằng nghị quyết này sẽ có tác động ngay tức khắc đến cục diện chiến trường. Tuy nhiên đây là bước đi đầu tiên hướng đến việc thiết lập một khuôn khổ quốc tế nhằm đối phó với mối nguy này". 

Tin nổi bật