Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phía sau vụ án chồng chặt xác vợ phi tang: Nỗi ám ảnh của con gái nạn nhân'

(DS&PL) -

Không nỗi đau nào lớn hơn khi mất đi người thân, một phần máu thịt của mình. Nỗi đau này càng nhân lên gấp bội khi mà người thân bị kẻ xấu hãm hại, chết không thấy xác.

Không nỗi đau nào lớn hơn khi mất đi người thân, một phần máu thịt của mình. Nỗi đau này càng nhân lên gấp bội khi mà người thân bị kẻ xấu hãm hại, chết không thấy xác.

Khi ám ảnh biến thành hận thù

Cách đây khoảng 10 năm, vụ án xác chết không đầu gây ra bởi cựu sinh viên đại học Ngoại Thương Nguyễn Đức Nghĩa (26 tuổi, ở Kiến An, TP. Hải Phòng) đã gây rúng động xã hội. Tiếp đến, vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường, nạn nhân là chị Lê Thị Thanh H. bị phi tang xác gây xôn xao dư luận. Được đào tạo là một bác sĩ cứu người, song lúc hoảng loạn, cựu bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, chủ của thẩm mỹ viện cùng tên lại có hành vi đáng bị cả xã hội lên án.

Mới đây nhất, vụ án chồng chặt xác vợ, phi tang xuống sông Đuống được TAND TP.Hà Nội đưa ra xét xử. Mặc dù kẻ thủ ác Đỗ Ngọc Anh (SN 1964, ở Đông Anh, Hà Nội) phải nhận hình phạt nghiêm khắc nhất là tử hình, song nỗi đau mà những kẻ phạm tội nguy hiểm này để lại cho gia đình nạn nhân là không gì có thể bù đắp, thậm chí còn ám ảnh từ đời này sang đời khác.

Tại phiên xử hôm đó, chị Chị Ngô Thu Hường (con gái bà Đặng Thị H.; SN 1960, ở thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết: Chị không thể tưởng tượng một con người lại có hành vi tàn ác, man rợ như tên Ngọc Anh. Hành vi của bị cáo đã gây ra cho gia đình chị bao nhiêu đau xót, tốn kém bao nhiêu tiền của, công sức và thời gian, nhưng đến giờ gia đình chưa tìm được thi thể của mẹ về thờ cúng theo phong tục.

Nỗi đau thấu trời của những người ở lại, đề nghị xử nghiêm kẻ thủ ác. Ảnh: Người Đưa Tin Pháp Luật

Chị Hường nói trong nước mắt: “Nỗi đau này sẽ theo gia đình tôi suốt cuộc đời, hành vi tàn ác của bị cáo là mất hết tính người, không thể tha thứ”. Nỗi đau mà bị cáo Ngọc Anh gây ra cho gia đình nạn nhân càng nhân lên gấp bội khi mà ra tòa, hắn còn leo lẻo chối tội, cho rằng hành vi đánh bà H. trong lúc bực tức là không dẫn đến cái chết của nạn nhân; hắn cũng không thừa nhận hành vi chặt xác, phi tang xác bà H. xuống sông Đuống. Nghe lời khai ráo hoảnh, không hề ăn năn của bị cáo thì gia đình nạn nhân càng thêm căm phẫn. Con gái nạn nhân đứng trước công đường đã phải thốt lên “Bị cáo vẫn coi thường pháp luật, thể hiện sự ngông cuồng, phần trả lời của bị cáo, không ai nghe được...”.

Bản thân là một người con, chị Hường sẽ khó mà nguôi ngoai trước sự ra đi đau đớn của mẹ, nhất là đến nay chưa thể tìm thấy thi thể, đưa mẹ về an nghỉ.

Tội ác phải trả giá

Nhìn lại diễn biến phiên tòa, quá trình thẩm vấn trước đó, bị cáo cho rằng hành vi của bị cáo không gây ra cái chết cho bà Đặng Thị H. (SN 1960, ở thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội); bị cáo cũng không phải là người thực hiện hành vi phân xác nạn nhân, phi tang xuống sông Đuống. Bị cáo Anh phủ nhận tội trạng. “Bị cáo không đồng tình với nội dung cáo trạng truy tố của VKS”. Lý do bị cáo đưa ra là tại cơ quan điều tra, bị cáo bị điều tra viên ép cung, đánh đập, bắt khai nhận tội.

Để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, HĐXX đã đặt rất nhiều câu hỏi đối với bị cáo. “Lý do bị cáo quay về nhà bà H. vào lúc rạng sáng ngày 31/1/2019?”. Câu trả lời của bị cáo đưa ra không mấy thuyết phục những người dự khán, Ngọc Anh khai “Hôm đó, sắp Tết âm lịch, bị cáo đến nhà bà H. để lấy quần áo về ăn Tết, chứ không phải đến để đánh nhau với bà H.. Bị cáo phải trèo qua tường, lẻn vào bên trong vì nếu bà H. biết sẽ không gặp mặt bị cáo”.

Ngọc Anh chỉ thừa nhận vì quá bức xúc nên khi mặt đối mặt với vợ (là bà H.), bị cáo nhặt 1 thanh sắt đánh bà H. nhưng không đến mức làm nạn nhân chết; còn việc vợ chồng xô xát nhau là chuyện bình thường. Sau đó bị cáo ra về. Buổi trưa cùng ngày, bị cáo thấy rơi ví, nhưng vì chiều có chuyến hàng nên chờ đến 1h30 sáng hôm sau thì quay lại nhà bà H. tìm ví.

Bị cáo giải thích cho việc quay lại tìm ví vào lúc 1h30 sáng như sau: “Thời điểm đó gần Tết, người dân đi chợ, buôn bán, họp chợ đông nên phải đi sớm để không bị tắc đường?! Bị cáo không hề có hành vi đưa thi thể bà H. lên xe rồi chở ra sông Đuống, chặt xác phi tang như cáo trạng nêu”. Song lời bao biện này của bị cáo không hề thuyết phục HĐXX cũng như càng làm gia đình bị hại thêm phẫn uất trước sự ngoan cố của bị cáo.

Cùng tham gia xét hỏi, luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại hỏi: “Bị cáo có chút gì ăn năn hối cải trước việc làm của mình?”. Như cố để vớt vát một chút lương tâm còn sót lại trong bị cáo, song bị cáo vẫn thốt ra câu nói vô cảm đến gai người “Bị cáo không có tội gì để ăn năn hối cải”.

Luật sư lắc đầu, không hỏi gì thêm. Mặc dù bị cáo ngoan cố chối tội, song căn cứ vào diễn biến phiên tòa cùng các tài liệu, chứng cứ thu thập được trong hồ sơ vụ án, TAND TP.Hà Nội đủ cơ sở kết luận Đỗ Ngọc Anh phạm tội Giết người. Với tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, gây ám ảnh trong quần chúng nhân dân, gây đau thương, tang tóc cho gia đình nạn nhân, HĐXX xét thấy không còn khả năng giáo dục, cải tạo bị cáo, cần phải loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội. Vì các lẽ trên, HĐXX quyết định áp dụng hình phạt cao nhất với bị cáo Đỗ Ngọc Anh mức án tử hình.

Tư Viễn
Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật số thứ Bảy (36)

Tin nổi bật