Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phẫu thuật lấy khối dị dạng mạch máu bất thường ở tay trái cho người phụ nữ 50 tuổi

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Gần đây khối dị dạng to lên nhanh lan xuống cổ bàn tay trái của bệnh nhân, xuất hiện nhiều gân xanh nổi ngoằn ngoèo xung quanh.

Theo VietNamNet, ThS.BS Nguyễn Quang Toản ở khoa Phẫu thuật – Can thiệp Tim mạch và Lồng ngực Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho hay, các bác sĩ vừa phẫu thuật lấy khối dị dạng mạch máu bất thường vùng cẳng, bàn tay trái cho người phụ nữ 50 tuổi trú tại Đông Triều (Quảng Ninh).

Qua khai thác tiền sử được biết, từ nhỏ bệnh nhân đã xuất hiện những khối nhỏ vùng cẳng tai trái nhưng không đau nên không đi khám hay điều trị. Một năm gần đây, khối này to lên nhanh, lan xuống cổ bàn tay trái, xuất hiện nhiều gân xanh nổi ngoằn ngoèo xung quanh.

Người bệnh đã đến bệnh viện kiểm tra và được chẩn đoán dị dạng mạch máu thể tĩnh mạch vùng cẳng, bàn tay trái, chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối. Kích thước khối dị dạng vùng cẳng, bàn tay khoảng 5x10cm, có nhiều tĩnh mạch kích thước lớn đi vào nuôi khối.

Trong khối giàu tĩnh mạch và có xoang tĩnh mạch thể hang lớn chứa hồ máu, khối ăn vào gân cơ lân cận. Sau 2 tiếng phẫu thuật, toàn bộ khối dị dạng mạch tại cẳng, bàn tay trái của người bệnh đã được cắt bỏ, các tĩnh mạch nuôi khối đã được thắt lại. Bệnh nhân hiện đang được theo dõi tại bệnh viện.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống

Liên quan đến trường hợp nói trên, báo Sức Khỏe & Đời Sống dẫn thông tin từ các chuyên gia y tế cho biết dị dạng mạch máu là bệnh lý khá thường gặp hiện nay, đó là sự phát triển bất thường của mạch máu trong quá trình hình thành phôi thai, sẽ đi cùng người bệnh suốt cuộc đời nếu không được chữa trị.

Bệnh có nhiều thể khác nhau, được phân chia theo loại mạch máu bị thương tổn như dị dạng mao mạch, dị dạng tĩnh mạch, dị dạng động - tĩnh mạch và dị dạng mạch máu kết hợp. Trong đó, dị dạng tĩnh mạch là một khối mềm dễ ấn xuống, vị trí bị tổn thương thường có màu xanh tím, đôi khi có thể sờ thấy các nốt vôi hóa bằng tay thường được gọi là sỏi tĩnh mạch.

Dị dạng tĩnh mạch có thể hình thành ở nhiều bị trí khác nhau trên cơ thể và gây nhiều tổn thương: Dị dạng tĩnh mạch chi sẽ làm mất cân đối hai chi; Dị dạng tĩnh mạch trong xương gây gãy xương bệnh lý, yếu xương; Dị dạng tĩnh mạch trong đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng chảy máu mãn tính, thiếu máu, một phần của hội chứng bớt Blue Rubber Bleb; Dị dạng tĩnh mạch chùm (u mạch chùm); Dị dạng tinh mạch da niêm mạc gia đình…

Nếu không được khám phát hiện và điều trị sớm, khối dị dạng mạch máu sẽ tiến triển ăn vào gân cơ, xương ảnh hưởng đến chức năng chi thể bị bệnh, cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân. Các tổn thương của dị dạng tĩnh mạch có thể rất nhỏ hoặc trong thời gian dài mới phát bệnh.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật