Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện hóa thạch tuyệt đẹp của cá mập bay thời tiền sử

(DS&PL) -

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hóa thạch tuyệt đẹp cho thấy bằng chứng về một con cá mập bay thời tiền sử.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hóa thạch tuyệt đẹp cho thấy bằng chứng về một con cá mập bay thời tiền sử.

Bằng chứng hóa thạch cho thấy cá mập thời tiền sử bắt thằn lằn bay. Ảnh: Mark Witton

Các chuyên gia nói rằng họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy cá mập đã săn bắt động vật bay từ 80 triệu năm trước. Hóa thạch là một chiếc răng cá mập cắm vào cổ của một loài thằn lằn bay lớn, cùng tồn tại với khủng long và sống cách ngày nay khoảng 89,8 - 70,6 triệu năm trước. Phân tích chiếc răng cho thấy nó thuộc về loài cá mập cổ đại được gọi là Cretoxyrhina mantelli.

Khám phá này cho thấy một cái nhìn mới, là tiết lộ phi thường về cách cá mập cổ đại săn bắt mồi và cách họ hàng hiện đại của chúng tiếp tục đặc điểm này.

Nghiên cứu của giáo sư Michael Habib, giáo sư Michael Habib từ Đại học Nam California, cho biết: “Tìm hiểu hệ sinh thái của những loài động vật này rất quan trọng để hiểu sự sống trên Trái Đất qua thời gian. Ngày nay, cá mập có săn chim biển không? Vâng, chúng làm vậy. Đó là loài cá mập độc nhất hay có những con cá mập lớn đang săn các sinh vật bay trong hàng triệu năm qua? Bây giờ chúng ta biết được rằng cá mập đã săn bắt động vật bay cách đây 80 triệu năm”.

Điều bất thường là, vì cá mập có một vết cắn mạnh mẽ như vậy, chúng thường phá vỡ xương của con mồi khi va chạm. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cá mập đã bắt được thằn lằn bay, răng cắm vào một phần xương đặc biệt ở cổ khiến chiếc răng bị mắc lại.

Thằn lằn bay lớn là loài thống trị bầu trời với sải cánh trung bình khoảng 5,4 mét nên nếu không có một cú bật cực mạnh, cá mập Cretoxyrhina không thể đớp được con mồi lớn như vậy.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Express)

Tin nổi bật