Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Pháo đài ngầm” bên dưới Mariupol

(DS&PL) -

Nhà máy sắt thép Azovstal ở Mariupol trở thành một mặt trận quan trọng ở Ukraine giữa lúc xung đột căng thẳng.

"Một thành phố khác bên dưới Mariupol"

Nhà máy sắt thép Azovstal là một trong những nhà máy luyện kim lớn nhất ở châu Âu và đóng một vai trò chi phối trong nền kinh tế của thành phố cảng Mariupol. Nhà máy Azovstal đã xuất khẩu hơn 4 triệu tấn thép thô hàng năm và cung cấp sinh kế cho hàng chục nghìn người. 

Nhưng giờ đây, kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt và bao vây thành phố Mariupol, nhà máy Azovstal lại có một nhiệm vụ khác, đóng vai trò là nơi trú ẩn và chốt giữ cuối cùng cho hàng nghìn binh sĩ Ukraine. Trong đó, có nhiều chiến binh thuộc Tiểu đoàn Azov, một trong những đơn vị quân đội thiện chiến nhất và gây tranh cãi nhất của Ukraine.

Trên Telegram, hôm 18/4 (giờ địa phương), Hội đồng thành phố Mariupol thông tin có khoảng 1.000 người dân bình thường cũng đang trú ẩn dưới nhà máy Azovstal trong bối cảnh xung đột tiếp diễn. 

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy nhà máy Azovstal ở Mariupol. Ảnh: Maxar

Ngày 19/4, Bộ Quốc phòng Nga một lần nữa lên tiếng kêu gọi các binh sĩ Ukraine bên trong nhà máy này khẩn trương hạ vũ khí. Tuy nhiên, thời hạn đầu hàng mà Nga đưa ra đã qua nhưng phía Ukraine chưa có động thái gì. 

Các quan chức Ukraine cho biết, lực lượng Nga không chỉ ném bom vào nhà máy Azovstal mà còn cả các khu dân cư gần đó.

Được biết, Azovstal ban đầu được xây dựng vào thời kỳ đầu của Liên Xô và được tái thiết lại sau khi Đức Quốc xã chiếm đóng Mariupol từ năm 1941-1943 khiến nhà máy trở nên hoang tàn. Nhà máy rộng khoảng 4 dặm vuông, dọc theo bờ sông của thành phố. 

Yan Gagin, một cố vấn của nhóm ly khai Donetsk ủng hộ Moscow, nói với hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti rằng: "Bên dưới thành phố, về cơ bản có một thành phố khác". 

Ông Gagin cho biết rằng mạng lưới phía dưới được thiết kế để chống lại các vụ đánh bom và phong toả. Ngoài ra, phía dưới nhà máy còn có một hệ thống liên lạc sẵn có hỗ trợ mạnh mẽ cho những binh sĩ, ngay cả khi họ yếu thế về mặt quân số. 

Ông Sergiy Zgurets, một nhà phân tích quân sự Ukraine, nói với Reuters rằng các lực lượng Nga đang sử dụng "bom hạng nặng" ở khu vực Azovstal, do quy mô và số lượng xưởng lớn của nhà máy. 

Dựa trên những thông tin hiện có, bà Mariana Budjeryn, một chuyên gia tại Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Belfer của Trường Harvard Kennedy, nhận xét tình hình ở Mariupol ngày càng "vô vọng".

Bà Budjeryn cho biết: "Thành phố này bị bao vây từ từ và khu vực kiểm soát của lực lượng Ukraine bị bóp nghẹt. Có lẽ có lợi thế về chiến thuật và an ninh để các lực lượng phòng thủ cổ thủ tại cơ sở công nghiệp lớn này. Nhà máy này giống như một pháo đài nhỏ". 

Theo bà Mariana Budjeryn, vẫn còn rất nhiều điều chưa biết, bao gồm loại vũ khí được trang bị hay khả năng tiếp cận các hệ thống phòng không mà lực lượng Ukraine đã để lại. Tuy nhiên, nếu như nhà máy Azovstal thất thủ, đó có thể là thắng lợi quan trọng đối với Điện Kremlin.

Vì sao Azovstal quan trọng?

Sau nhiều hơn 1 tháng mở chiến dịch quân sự đặc biệt, các lực lượng Nga hiện đã chuyển trọng tâm hoạt động về miền Đông Ukraine, mục đích "giải phóng" lãnh thổ của phe ly khai Donetsk và Luhansk, cùng ở Donbas.

Trong đó, Mariupol là một trong những khu vực đô thị cuối cùng của Donetsk vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Kyiv. Việc giành được quyền kiểm soát tại thành phố này sẽ trở thành cầu nối trên bộ giữa Nga và Crimea, bán đảo mà nước này sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014.

Azovstal và các địa điểm tương tự trong thành phố cũng là những ví dụ điển hình về lý do tại sao Donbas và di sản công nghiệp của khu vực này quan trọng đối với cả Ukraine và Nga. Mariupol là thành phố cảng lớn thứ hai của Ukraine và trước các lệnh trừng phạt toàn diện của phương Tây, Nga là quốc gia có ngành thép phát hiển, được đánh giá là lớn thứ 5 trên thế giới.

Khói bốc lên từ nhà máy thép Azovstal. Ảnh: Reuters.

Donbas được biết đến nhiều nhất về nguồn tài nguyên than đá nhưng Mariupol cũng có một ngành công nghiệp kim loại sinh lãi. Theo công ty thép Metinvest của Ukraine, khoảng 40.000 cư dân làm việc tại Azovstal và một xưởng thép khác gần đó là Ilyich.

Chỉ riêng nhà máy Azovstal và Ilyich đã chiếm khoảng 1/3 sản lượng thép thô của Ukraine vào năm 2019. Năm đó, thép và các ngành liên quan đóng góp 12% tổng sản phẩm quốc nội của Ukraine.

Trong đó, các lực lượng Nga đã đến nhà máy Ilyich nhỏ hơn vào tuần trước. Nhưng Metinvest cho biết trong một tuyên bố với Reuters rằng họ sẽ "không bao giờ hoạt động dưới sự kiểm soát của Nga."

Taras Shevchenko, tổng giám đốc của Ilyich Iron and Steel Works, ngày 18/4 nhận định hành động của Nga ở Mariupol là một "sự phá hủy có chủ ý, có hệ thống đối với ngành công nghiệp". 

Ông cho biết công ty đang đánh giá mức độ thiệt hại và cam kết sẽ khôi phục các nhà máy luyện kim. Nhận xét của ông đã được đăng trên trang web của Metinvest.

Lịch sử của Azovstal

Azovstal từng trải qua xung đột từ trước đây. Công việc sản xuất tại đây bắt đầu từ năm 1933 nhưng chưa đầy một thập kỷ sau Mariupol bị quân đội Đức chiếm đóng trong thời Thế chiến thứ hai. Sự kiện này đã khiến các công trình phải tạm dừng trong bối cảnh một cuộc di tản lớn của dân thường khỏi thành phố.

Nhưng đến năm 1944, chỉ một năm sau khi sự chiếm đóng kết thúc, công việc tái thiết lại nhà máy đã được tiến hành, nhà máy này nhanh chóng trở thành một cơ sở sản xuất năng suất và sinh lời của ngành công nghiệp thép Liên Xô. 

70 năm sau, những người thợ luyện thép từ Azovstal đã tiến hành nỗ lực giành lại Mariupol từ phe ly khai thân vào năm 2014. Diễn biến này - tại một thành phố nơi đa số nói tiếng Nga và thường bỏ phiếu cho các chính trị gia thân thiện với Moscow - đã khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên. 

Được biết, Rinat Akhmetov, người giàu nhất Ukraine và là chủ sở hữu của Metinvest, đã từng là thành viên quốc hội của Đảng các khu vực thân Moscow. Ông bị cáo buộc về các giao dịch trong thế giới ngầm - những cáo buộc mà ông từ lâu đã phủ nhận - và đóng vai trò hỗ trợ khi các cuộc điều tra liên bang xem xét các mối liên hệ của cựu Tổng thống Donald Trump với Moscow.

Ông Akhmetov đã quay lưng lại với phe ly khai vào năm 2014. Hiện nay, ông cũng không ủng hộ chiến dịch quân sự của Nga và mặc dù có hiền khích với Tổng thống Volodymyr Zelensky, ông vẫn giúp tài trợ cho chính phủ bằng cách nộp trước 34 triệu USD tiền thuế.

Ngành công nghiệp thép và sắt của Ukraine suy giảm sau năm 2014, với sản lượng thép thô từ Azovstal giảm hơn 1 triệu tấn từ năm 2013 đến năm 2015. Nhưng với khoản đầu tư mới vào Mariupol, xu hướng này đã chuyển biến tích cực hơn với ngành này trong những năm gần đây. Metinvest đã có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào các khu công nghiệp thép và sắt trong khu vực.

Vào giữa tháng 3, giám đốc điều hành của Azovstal cho biết giao tranh gần đó khiến nhà máy bị đóng cửa. Ông Enver Tskitishvili, phát biểu trong một địa chỉ video từ Kyiv, cho biết việc ngừng hoạt động sẽ chỉ là tạm thời.

Ông khẳng định: "Chúng tôi sẽ trở lại thành phố, xây dựng lại doanh nghiệp và vực dậy nó. Nhà máy sẽ hoạt động và mang lại vinh quang cho Ukraine giống như cách mà nó luôn làm. Bởi vì Mariupol là Ukraine. Azovstal là Ukraine". 

Minh Hạnh (Theo Washington Post)

Tin nổi bật