Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phản ứng của Nga sau vụ Mỹ phóng tên lửa vi phạm Hiệp ước INF

(DS&PL) -

Thành viên Hội đồng Liên bang Nga, cho rằng, việc Mỹ phóng tên lửa hành trình với tầm bắn hơn 500km là “sự nhạo báng cộng đồng quốc tế”.

Thành viên Hội đồng Liên bang Nga, cho rằng, việc Mỹ phóng tên lửa hành trình với tầm bắn hơn 500km là “sự nhạo báng cộng đồng quốc tế”.

Vụ thử nghiệm diễn ra tại đảo San Nicolas, bang California – Mỹ. Ảnh: AP

Lầu Năm Góc hôm 19/8 xác nhận họ đã thử một tên lửa hành trình phóng từ mặt đất tại một bãi thử trên đảo San Nicolas, California. Sau khi rời bệ phóng, tên lửa đã nhắm trúng mục tiêu nằm cách hơn 500km.

Theo giới chức Nga, hành động của Washington không gây bất ngờ cho Moscow, bởi Mỹ liên tục vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trước khi rút khỏi thoả thuận tồn tại suốt 30 năm qua.

Ông Franz Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc phòng an ninh thuộc Hội đồng Liên bang Nga, cho rằng, việc Mỹ phóng tên lửa hành trình với tầm bắn hơn 500km là “sự nhạo báng cộng đồng quốc tế”.

Thượng nghị sĩ Nga lưu ý rằng, Mỹ đang công khai cho toàn thế giới thấy việc nước này vẫn ngấm ngầm sản xuất các tên lửa bị hạn chế bởi Hiệp ước INF trong thời gian dài.

Ông Klintsevich nhấn mạnh, Nga không có ý định tham gia cuộc đua vũ trang, nhưng sẽ làm mọi cách để ngăn chặn sự bành trướng của Mỹ.

“Vụ phóng tên lửa mới nhất của Mỹ buộc Nga phải suy nghĩ lại về việc duy trì cấu trúc hệ thống an ninh châu Âu”, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga), ông Yuri Shvytkin khẳng định

Đây là lần đầu Washington thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất kể từ khi Mỹ rút khỏi INF, kéo theo động thái trả đũa tương tự của Nga hôm 2/8. Thông tấn Nga TASS ngày 19/8 dẫn lời Chủ tịch ủy ban Quốc phòng An ninh Thượng viện Nga Frants Klintsevich tuyên bố vụ phóng trông giống như hành vi "nhạo báng" cộng đồng quốc tế.

Hồi đầu năm, Nga cáo buộc các bệ phóng Mk-41 của Mỹ ở châu Âu có thể được sử dụng cho mục đích khai hỏa tên lửa tầm trung và theo đó vi phạm nghiêm trọng INF, song Mỹ phủ nhận. Washington chưa nói rõ mẫu Mk-41 ở Mỹ và Mk-41 ở châu Âu khác nhau thế nào.

INF được Mỹ ký với Liên Xô, nay là Nga từ năm 1987, cấm hai nước sản xuất, vận hành tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500km. Hiệp ước này có vai trò quan trọng giúp chấm dứt nghi kị giữa hai siêu cường quân sự hậu Chiến tranh Lạnh.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật