Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phạm Công Danh chi hàng tỷ đồng chi tiêu cá nhân?

(DS&PL) -

Phạm Công Danh làm chủ ngân hàng, rút hàng chục ngàn tỷ, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Phạm Công Danh làm chủ ngân hàng, rút hàng chục ngàn tỷ, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Trước tòa, Phạm Công Danh luôn cho rằng mình dùng tiền để tái cơ cấu ngân hàng, để trả lãi chăm sóc khách hàng, Danh có thể khắc phục được hết thiệt hại. Trong khi kết luận điều tra cho thấy, Phạm Công Danh đã khó khăn về tài chính từ trước khi làm chủ ngân hàng, việc làm chủ ngân hàng chỉ nhằm mục tiêu để Danh rút tiền. Tất cả số tiền rút ra đều được Phạm Công Danh sử dụng trả nợ cho chính mình và chi tiêu cá nhân không xác định được địa chỉ cụ thể và Danh… không nhớ gì hết.

Mua ngân hàng để rút tiền trả nợ

Tập đoàn Thiên Thanh được Ngân hàng Nhà nước đồng ý cho tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (Trustbank, sau đổi tên thành Ngân hàng Xây Dựng- VNCB). Theo Đề án tái cơ cấu của Phạm Công Danh, Tập đoàn Thiên Thanh cùng các cá nhân có hàng ngàn tỷ để mua cổ phần từ nhóm Phú Mỹ của bà Hứa Thị Phấn và cam kết sau khi mua sẽ nâng vốn Trustbank từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng

Trên thực tế, báo cáo tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh thể hiện tiền mặt của Tập đoàn này vào 31/12/2012 chỉ có chưa đến 1 tỷ đồng, vào 31/12/2013 là 1,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2012, 2013 dưới 100 triệu đồng mỗi năm. Sau khi làm chủ ngân hàng, ngay cả lương của nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh cũng được Phạm Công Danh dùng tiền rút trái phép từ ngân hàng để trả.

Trước khi mua Trustbank, từ tháng 4/2012, Phạm Công Danh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh đã lập hồ sơ vay BIDV số tiền 2.600 tỷ đồng để thực hiện Dự án bất động sản tại Sân vận động Chi Lăng Đà Nẵng. Sau khi giải ngân, số tiền này được chuyển lòng vòng nhưng đều tập trung về Phạm Công Danh và được Danh sử dụng chi tiêu và trả nợ cá nhân trước đó mà không hề triển khai dự án như hồ sơ vay. Để mua được ngân hàng, trả tiền cho nhóm của bà Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh tiếp tục vay mượn.

Sau khi làm chủ Trustbank, Phạm Công Danh dùng nhiều cách rút tiền ngân hàng, trong đó có dùng tiền gửi của Ngân hàng Xây Dựng gửi sang TPBank, Sacombank, BIDV làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của mình vay vốn nhằm tăng vốn Trustbank và trả nợ cũ, chi tiêu cá nhân. Số tiền vay tại BIDV là 4.700 tỷ đồng bằng hồ sơ vay khống của 12 Công ty được dùng để tăng vốn Trustbank từ 3.000 tỷ lên 7.500 tỷ đồng và chi tiêu. Số tiền vay tại Sacombank là 1.800 tỷ đồng thì có hơn 1.600 tỷ đồng dùng để trả nợ khoản vay trước đó tại BIDV và chuyển về tài khoản cá nhân Phạm Công Danh để chi tiêu hơn 160 tỷ đồng. Số tiền vay tại TPBank gần 1.700 tỷ đồng tiếp tục được Phạm Công Danh sử dụng trả nợ cũ tại các ngân hàng khác và chi tiêu cá nhân.

Hàng ngàn tỷ nợ cũ của Phạm Công Danh có từ trước khi Danh mua ngân hàng đã được thanh toán từ tiền rút ra từ ngân hàng. Hàng ngàn tỷ đồng khác không xác định được Danh sử dụng vào việc gì. Các khoản chi này không liên quan đến hoạt động của Trustbank hay Ngân hàng Xây Dựng sau này, không liên quan đến việc chi trả lãi trong, lãi ngoài hay chăm sóc khách hàng như Phạm Công Danh, Phan Thành Mai khai.

Chi hàng tỷ đồng chi tiêu cá nhân?

Trong các khoản chi tiêu cá nhân từ tiền vay ngân hàng, Phạm Công Danh đã chuyển cho ông Quách Chánh Hưng hai lần, lần 1 là 15 tỷ đồng, lần 2 là 1,25 tỷ đồng (lần này được xác định là mua rượu trong thời gian dài). Phạm Công Danh đã dùng thủ đoạn gian dối, có lập kế hoạch, có tổ chức trong thời gian dài để rút tiền ngân hàng và sử dụng cho mục đích cá nhân, mua sắm tài sản vì mục đích cá nhân.

Trong giai đoạn 1 của vụ án này, ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa Hình sự Tòa án nhân dân Tối cao, tác giả của nhiều cuốn sách Bình luận khoa học Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng Hình sự đã có những bình luận rất đáng lưu ý về đại án Phạm Công Danh. Theo chuyên gia Đinh Văn Quế, các cơ quan tố tụng xác định Phạm Công Danh phạm tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng” là chưa phản ánh đúng bản chất hành vi phạm tội của Danh, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Phạm Công Danh không hề bỏ ra một đồng nào để sở hữu và kiểm soát gần như toàn bộ VNCB. Phạm Công Danh sử dụng tiền rút ra vì mục đích cá nhân.Theo quy định pháp luật thì hành vi của Phạm Công Danh có đủ dấu hiệu cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, có tình tiết tăng nặng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Trong vụ án xảy ra tại Ocean Bank, Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm đã bị kết luận là có hành vi chiếm đoạt tài sản khi rút tiền ngân hàng và khai là dùng để chăm sóc khách hàng nhưng không chứng minh được tiền đi đâu. Tổng hợp hình phạt, Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên phạt tử hình, Hà Văn Thắm bị tuyên phạt chung thân. Trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây Dựng, chỉ riêng hành vi rút hàng tỷ đồng... mua rượu cũng đủ căn cứ để xác định hành vi của Phạm Công Danh có dấu hiệu của hành vi chiếm đoạt tài sản.

Nguồn: ANTT

Tin nổi bật