Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Paris mong muốn trở thành trung tâm tài chính số 1 châu Âu

(DS&PL) -

Trong cuộc đua trở thành trung tâm tài chính của châu Âu cùng các thành phố khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp đã chỉ ra những ưu điểm của Paris.

Trong cuộc đua trở thành trung tâm tài chính của châu Âu cùng các thành phố khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp đã chỉ ra những ưu điểm của Paris.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire, Pháp có một cơ chế pháp lý mạnh, trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiến hành các cuộc cải cách tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và Paris là một thành phố quyến rũ đáng sống. Ông nhận định, Paris có khả năng trở thành trung tâm tài chính quan trọng nhất ở châu Âu sau khi Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.

Được biết, Paris cùng với Frankfurt, Dublin và Amsterdam là các thành phố muốn thu hút các ngân hàng ở London, vốn muốn ở lại thị trường chung châu Âu sau khi Anh rời EU vào tháng 3/2019. Tuy nhiên, những dấu hiệu ban đầu cho thấy các doanh nghiệp này sẽ không di chuyển ồ ạt khỏi Anh trong năm 2018, với hy vọng về một kịch bản "Brexit mềm".

Paris muốn trở thành trung tâm tài chính số 1 châu Âu. Ảnh minh họa

Sớm nhất cũng phải đợi đến đầu năm 2019, Cơ quan Giám sát ngân hàng châu Âu  (EBA) mới dọn về Paris nhưng việc Brussels chọn Paris là một tín hiệu mạnh vào lúc nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng quốc tế, đứng đầu là các ngân hàng Hoa Kỳ, đang đi tìm một bãi đáp mới trong EU thời hậu Brexit. EBA là một cơ quan độc lập với EU, được lập ra trong bối cảnh Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và cả EU phải đối mặt với khủng hoảng tài chính 2008.

Ông Arnaud de Bresson, lãnh đạo tổ chức Paris Europlace, người đã vận động để ngành tài chính, ngân hàng trên thế giới chú ý tới Paris, nêu 2 yếu tố chính đã giúp thủ đô Pháp loại nhiều đối thủ nặng ký như Dublin (Ireland), vốn được ngành ngân hàng mệnh danh là người em song sinh với London, hay Frankfurt (Đức), nơi đã có trụ sở của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Thứ nhất, uy tín của Paris trong lĩnh vực điều tiết các hoạt động trong ngành tài chính khi hệ thống ngân hàng của Pháp đã đứng vững sau khủng hoảng hồi năm 2010-2011. Giờ đây có 4 cơ sở của Pháp có tên trong danh sách những ngân hàng lớn và vững nhất thế giới. Thứ hai, kể từ khi đắc cử tổng thống, ông Emmanuel Macron thực sự quyết tâm áp dụng chương trình cải tổ đầy tham vọng để Paris nói riêng và cả nước Pháp nói chung có sức thu hút cao hơn.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật