Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ông Trump coi Nga và Trung Quốc là "những đối thủ" trong chiến lược an ninh của Mỹ

(DS&PL) -

Tổng thống Mỹ Donald Trump coi Trung Quốc và Nga như những đối thủ trong Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố coi Trung Quốc và Nga như những đối thủ trong Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa ra tuyên bố coi Nga và Trung Quốc là những đối thủ đang tìm cách thách thức sức mạnh của nước Mỹ và làm ảnh hưởng đến an ninh và thịnh vượng của nước này.

Trích dẫn nội dung chiến lược an ninh quốc gia Mỹ, được Nhà Trắng công bố trước bài phát biểu của ông Trump cho biết: “Trung Quốc và Nga tìm cách làm cho kinh tế ít tự do và ít công bằng hơn để phát triển quân sự đồng thời nhằm kiểm soát thông tin và dữ liêu, để trấn áp xã hội và mở rộng ảnh hưởng”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Reuters.

Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, "sản phẩm" được Tổng thống Mỹ và các cố vấn hàng đầu của ông soạn thảo trong nhiều tháng, sẽ không nhắc lại những đề cập trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2016 của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc xem xét vấn đề biến đổi khí hậu như là mối đe dọa an ninh quốc gia của nước Mỹ.

Ông Trump từng tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp ước Paris về biến đổi khi hậu nếu không có thay đổi một số điều khoản trong Hiệp ước này. Cũng theo chiến lược an ninh của chính quyền Tổng thống Donald Trump, “Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy biện pháp để cân bằng an ninh năng lượng, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường”.

Chiến lược an ninh quốc gia của nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump phản ánh ưu tiên “nước Mỹ trên hết” với việc bảo vệ lãnh thổ và biên giới nước Mỹ. Ngoài ra, chiến lược cũng xây dựng lại quân đội, hướng sức mạnh ra bên ngoài và theo đuổi các chính sách thương mại có lợi hơn đối với nước Mỹ.

Dù cho những nỗ lực của ông Donald Trump cho việc xây dựng lại mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin, song việc xem xét Nga và Trung Quốc như là “những quyền lực cần xét lại” trong nội dung chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ phản ánh sự thận trọng của chính quyền Mỹ dưới thời ông Donald Trump.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ, người đã giới thiệu cho các phóng viên về nội dung chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ cho biết, Nga và Trung Quốc đang cố gắng điều chỉnh lại hiện trạng toàn cầu - Nga với các cuộc can thiệp quân sự vào Ukraine cùng Gruzia ở châu Âu, và Trung Quốc với các hành động gây hấn trên Biển Đông ở châu Á.

Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ sẽ cam kết bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công mạng và khẳng định “không bỏ qua cho những kẻ đã thực hiện các cuộc tân công mạng nguy hiểm”. Cả Nga và Trung Quốc đã bị Mỹ cáo buộc thực hiến các cuộc tấn công mạng vào các mục tiêu của nước này, song Nga và Trung Quốc cũng đã phủ nhận những cáo buộc này.

Ông Donald Trump cũng đã làm việc với ông Tập Cận Bình để gia tăng áp lực đối với Triều Tiên về các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của nước này, song hai bên không đạt đạt tiến bố về vấn đề này. Thay vào đó, ông Tập Cận Bình cam kết đàm phán với các điều khoản thuận lợi hơn cho Mỹ để giảm thâm hụt thương mại lên tới 347 tỷ đô năm 2016.

Hôm 17/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm để cảm ơn ông Donald Trump vì những thông tin do tình báo Mỹ cung cấp đã giúp Nga ngăn chặn cuộc tấn công bằng bom ở St.Petersburg, Nga.

Các cơ quan tình báo Mỹ đã cáo buộc Nga can thiệp vào chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016 của nước này. Bên cạnh đó, một cuộc điều tra của Mỹ được triển khai nhằm xem xét về việc liệu có hay không sự cấu kết giữa những người trợ thủ chiến dịch của ông Doanld Trump với Nga. Nga đã phủ nhận sự can thiệp vào cuộc bầu cử, đồng thời ông Trump cũng đã bác bỏ điều này và tuyên bố rằng không hề có bất kỳ sự cấu kết nào ở đây.

Theo các thông tin được trích dẫn, nội dung chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ cũng sẽ cho biết việc cạnh tranh với Trung Quốc và Nga đòi hỏi Washington cân nhắc lại các chính sách. Điều này dựa trên giả định rằng tham gia với các đối thủ này trong các thể chế quốc tế “sẽ đưa họ trở thành những đối tác lành mạnh và đáng tin cậy”.

Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cũng sẽ chỉ ra Triều Tiên, Iran và các nhóm phiến quân Hồi giáo là mối đe dọa đối với lợi ích nước Mỹ, trong đó Triều Tiên đang theo đuổi chiến tranh sinh học,

Nội dung chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ cho biêt, “Khi số lượng, chủng loại tên lửa gia tăng cũng như tính hiệu quả cao hơn, phạm vi ảnh hưởng của chúng sẽ lớn hơn thì những tên lửa này rất có thể sẽ là phương tiện cho các nước như Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm chống lại Mỹ. Triều Tiên cũng đang theo đuổi vũ khí hóa học và sinh học, những thứ có thể được phóng đi cùng tên lửa”.

KÔNG ANH  (Theo Reuters)

Tin nổi bật