Ngày 20/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Italy Mario Draghi đã nói trước thượng viện rằng sự tồn tại của chính phủ thống nhất do ông lãnh đạo phụ thuộc vào việc "xây dựng lại hiệp ước tin cậy" và tinh thần hợp tác trong những tháng đầu và yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm về những nền tảng này.
Trước đó, ông Draghi đã đệ đơn từ chức lên tổng thống sau khi Phong trào Năm Sao (M5S), một thành viên quan trọng trong liên minh rộng rãi của ông, từ chối bỏ phiếu về gói chi phí sinh hoạt trị giá 26 tỷ euro.
Thời điểm ấy, Tổng thống Sergio Mattarella đã bác đơn từ chức của ông. Ngoài ra, ông Mattarella đã yêu cầu ông Draghi trình bày trước quốc hội trong nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của chính phủ. Tuy nhiên, động thái này đã làm gia tăng rạn nứt giữa các bên. Trong đó, Liên đoàn cực hữu của ông Matteo Salvini và đảng Silvio Berlusconi của ông Forza Italia yêu cầu thành lập chính phủ mới mà không có M5S.
Thủ tướng Italy Mario Draghi. Ảnh: AP
Ông Draghi đã nói nhiều lần rằng ông sẽ không lãnh đạo một chính phủ không có M5S nhưng cũng không chấp nhận 'tối hậu thư'.
Khi căng thẳng gia tăng suốt, Liên đoàn cực hữu và Forza Italia cho biết họ "ngạc nhiên" khi ông Draghi tuyên bố số phận của chính phủ sẽ được định đoạt bằng một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm về một nghị quyết được yêu cầu bởi thượng nghị sĩ Pier Ferdinando Casini, kêu gọi sự chấp thuận các điều kiện của ông Draghi.
Cả đảng trên cho biết họ sẽ không có mặt để bỏ phiếu. M5S sau đó cũng ra quyết định tương tự, quay lưng lại với đề nghị của ông Draghi.
Cuộc bỏ phiếu đã được thông qua tại thượng viện vào tối 20/7 và mặc dù ông Draghi vẫn nhận được đa số phiếu, ông vẫn có khả năng sẽ tuyên bố từ chức.
Wolfango Piccoli, đồng chủ tịch của công ty nghiên cứu Teneo có trụ sở tại London, cho biết: "Tôi nghĩ mọi chuyện đã kết thúc. ÔNg Draghi sẽ phát biểu trước hạ viện vào sáng ngày 21/7, ông dự kiến sẽ tuyên bố từ chức như một hành động tôn trọng quốc hội, trước khi đến gặp ông Mattarella. Nếu không có phép màu thì đó là những gì sẽ diễn ra".
Ông Piccoli nói thêm: "Đó không phải vấn đề về đa số ủng hộ bởi ông ấy luôn nhận được đa số phiếu bầu. Câu hỏi ở đây là về chính trị, nghĩa là không có sự tiến triển trong các đảng để đáp ứng các điều kiện mà ông ấy đưa ra trong việc xây dựng lại niềm tin. Và những gì chúng ta thấy là cả 3 đảng chính đều đã quay lưng lại với ông ấy".
Việc ông Draghi từ chức có thể sẽ diễn ra bất chấp sự ủng hộ của công chúng. Nếu ông Draghi xác nhận từ chức, Tổng thống Mattarella dự kiến sẽ đề nghị ông tiếp tục làm thủ tướng lâm thời. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng ông Mattarella rất có thể sẽ giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm nhất vào cuối tháng 9.
Minh Hạnh (Theo The Guardian)