Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nuôi cá lóc bông thu nhập trên 100 triệu đồng ở miền Tây

(DS&PL) -

Tận dụng nguồn cá linh tại chỗ, bà Lê Thị Thương ở ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) nuôi cá bông đem lại nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.

Tận dụng nguồn cá linh tại chỗ, bà Lê Thị Thương ở ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) nuôi cá bông đem lại nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.

An Phú - một huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang - có rất nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè sống dọc theo con sông biên giới thuộc xã Vĩnh Hội Đông. Những loại cá được nuôi nhiều là cá heo, cá lăng nha, cá chép giòn, cá chình…đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Nuôi những loại này, người dân có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, chủ yếu là cá linh với giá rẻ.

Không cần tốn nhiều vốn đầu tư về con giống, xây dựng lồng bè, bà Thương quyết định đào ao để nuôi cá bông. Bà cho biết trước đây, gia đình chủ yếu cung cấp cá giống cho bà con trong tỉnh. Thấy nguồn cá linh dồi dào mà giá lại rẻ hơn các loại cá khác nên bà quyết định thả nuôi 7.000 cá bông giống để tăng thêm thu nhập kinh tế gia đình.

Mô hình nuôi cá lóc bông tại An Phú, An Giang. Ảnh: Ngọc Trinh.

Đang thu mua cá linh về phục vụ cho đàn cá bông 4 tháng tuổi của mình, bà Thương bộc bạch, để tránh thất thoát, người nuôi cũng phải biết theo dõi nguồn nước và thời tiết để đề phòng bệnh cho cá. Cách làm tốt nhất là thay nước định kỳ mỗi tuần một lần. Ao nuôi tốt nhất có độ sâu từ 2,5 đến 3 m. Trước khi thả cá, người nuôi cần phải vét bùn, cải tạo ao.

Theo bà Thương, cá bông rất dễ nuôi, mau lớn, ít bị hao hụt, giá luôn ổn định và đứng ở mức cao hơn cá lóc. Tuy nhiên, muốn cho cá mau lớn, ao phải rộng, đường thoát nước tốt, thức ăn đầy đủ. Tốt nhất là thức ăn tự nhiên từ nguồn cá linh, cá tạp hoặc cá biển.

Để nuôi cá đạt hiệu quả, người nuôi phải chọn nguồn cá giống tốt, kế đến là mồi phải sạch và đầy đủ. Từ khi thả nuôi đến dưới 1 tháng tuổi phải cho ăn thức ăn xay nhuyễn. Thời gian sau đó cá đã lớn dần thì cho ăn nguyên con, chủ yếu là cá tạp đánh bắt trong mùa lũ. Còn đối với nguồn cá biển thì phải băm nhỏ trước khi cho ăn. Cá từ tháng thứ 3 trở lên rất háu ăn và mau lớn. Hiện với 7.000 con cá bông, mỗi ngày, gia đình bà Thương tiêu thụ từ 100 đến 150 kg cá mồi. Thức ăn được chia ra làm 2 lần/ngày.

Thức ăn cho cá lóc bông chủ yếu các nguồn cá tạp. Ảnh: Ngọc Trinh.

Theo một số người có kinh nghiệm nuôi cá bông, từ khi thả nuôi đến khi thu hoạch loài cá này mất khoảng từ 6 – 7 tháng. Khi đó, cân nặng bình quân đạt 1 kg/con. Thường thì 4 kg cá mồi sẽ cho ra 1 kg cá thương phẩm. Cá mồi chủ yếu là cá linh đã chết trong quá trình đánh bắt bằng loại hình đóng đáy có giá bán từ 6.000 đến 7.000 đồng/kg. Cá bông thương phẩm thì luôn bán ở mức giá 40.000 - 60.000 đồng/kg.

Cứ 6 tháng nuôi, bà Thương xuất bán cá một lần. Mỗi vụ nuôi, trừ các khoản chi phí, bà có nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi năm bà Thương còn sản xuất cá bột để cung ứng cá giống cho các hộ nuôi trong vùng. Sản lượng cá bột khoảng 300.000 – 500.000 con. Với giá bán 500 đồng/con (1 tháng tuổi), nguồn thu nhập của gia đình bà tăng lên đáng kể.

Tin nổi bật