Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nuôi cá giữa sa mạc, cách làm của người Do Thái khiến cả thế giới phải nể phục

(DS&PL) -

Khi nhắc đến sa mạc, thường thì chúng ta sẽ liên tưởng ngay tới sự khắc nghiệt và chết chóc. Nhưng có ai ngờ người Israel lại nghĩ ra được là có thể nuôi cả ở đây.

Khi nhắc đến sa mạc, thường thì chúng ta sẽ liên tưởng ngay tới sự khắc nghiệt và chết chóc. Nhưng có ai ngờ người Israel lại nghĩ ra được là có thể nuôi cả ở đây.

Chẳng những họ có thể cung cấp đủ cá cho nhu cầu của người dân trong nước, mà còn xuất khẩu đi các nước khác trên thế giới.



Theo truyền thống, cá thường được nuôi trong ao, hồ hoặc các lồng ngầm dưới sông, biển. Tại các vùng khô hạn và sa mạc, việc nuôi cá thường rất khó khăn và không hợp lý về mặt kinh tế. Tuy nhiên, người Israel (hay người Do Thái) lại không nghĩ như vậy, họ cho rằng cá có thể được nuôi ở bất kỳ nơi nào miễn là có nước.

Israel là một quốc gia với diện tích hơn 50% là sa mạc và đất cằn. Tuy là khô cằn và hạn hán, nhưng nơi đây nguồn nước ngầm thường là nước lợ, là nguồn nước thích hợp cho việc nuôi trồng cá bởi chúng chứa nhiều protein.

Hầu hết nguồn thực phẩm cá mà người Israel sử dụng ngày nay là được nuôi trong các trang trại.

(Ảnh: Internet)


Các hệ thống trang trại nuôi cá của người Israel sẽ tái sử dụng lại 99% nước và lọc những chất thải của cá làm phân bón cho cây trồng. Nước thải từ hồ cá sẽ trải qua một hệ thống tái chế phức tạp nhằm làm sạch độc tố và chất bùn bẩn, sau đó lại được tái sử dụng cho các hồ cá.

Hệ thống này của người Do Thái có thể sử dụng tại bất kỳ nơi nào trên đất liền miễn là có một nguồn nước khởi điểm nhất định.

Những chất thải từ hồ cá có thể làm chất dinh dưỡng cho cây trồng, nhưng hệ thống khép kín này vẫn cần phải làm sạch khoảng 1 năm/lần do các cặn bùn bám vào lưới lọc và hệ thống máy móc.

Một yếu tố mà người nuôi cá rất lo lắng đó chính là vấn đề dịch bệnh. Tuy nhiên, ở các trang trại cá khép kín này thì nguồn lây bệnh thường chỉ đến từ các đợt cá giống mới khi được đưa đến trang trại, còn yếu tố thiên nhiên và những con cá hoang dã sẽ là rất thấp.

Một trong những chìa khóa thành công chủ đạo của ngành nuôi trồng cá tại Israel là công nghệ xác định nguồn nước ngầm cũng như việc tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nước đến từng giọt, qua đó cho phép người dân có thể nuôi cá trên sa mạc với lượng nước có hạn.

Bên cạnh đó, do nguồn nước có hạn nên người Israel thường tích nước vào mùa đông để sử dụng cho nông nghiệp trong mùa hè. Tận dụng điều này, các trang trại nuôi cá đã sử dụng nguồn nước tích trữ để sử dụng nuôi trồng thủy sản, cung cấp thêm thực phẩm mà vẫn đảm bảo lượng nước cung cấp cho nông nghiệp vào mùa hè.

Công nghệ tưới nước nhỏ giọt của người Israel (Ảnh: internet)


Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái, Israel áp dụng một hệ thống xử lý nước vô cùng chặt chẽ, đồng thời nâng cao ý thức về việc tiết kiệm nước cũng như bảo vệ môi trường cho người dân.

Chính phủ Israel cũng có hỗ trợ đặc biệt cho việc đầu tư vào nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản. Có đến 24% tổng số tiền hỗ trợ từ chính phủ là cho các dự án ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và những doanh nghiệp trong ngành này được miễn mọi loại thuế nhập khẩu.

Hiện sản lượng nuôi trồng cá của Israel là gần 30.000 tấn mỗi năm với tổng giá trị khoảng 70 triệu USD. Sản phẩm cá của nước này thậm chí được xuất khẩu sang nhiều thị trường Châu Âu, đồng thời thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan các trang trại cá.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin nổi bật