Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nước đậu đen vừa mát vừa bổ nhưng 5 nhóm người này không nên uống kẻo hại thân

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Nước đậu đen là thức uống quen thuộc vào mùa hè, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. tốt cho cơ thể, tuy nhiên không phải ai cũng nên uống loại nước này.

Tri Thức Trực Tuyến dẫn lời của lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình cho biết đậu đen trong Đông ý là một vị thuốc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận âm, bổ gan, thanh nhiệt giải độc lợi tiểu.

Đậu đen chứa nhiều muối khoảng, protein, chất xơ, vitaimin A, B, D cũng như các chất chồng oxy hóa, chống viêm. Do đó, loại hạt này có khả năng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, bảo vệ sức khỏe tim mạch, bên cạnh đó còn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu và cải thiện hoạt động của não bộ.

Đậu đen còn hay được dùng để chữa một số chứng phong nhiệt nhức đầu, sốt nóng, sợ gió do thận gan yếu.

Đậu đen có nhiều lợi ích cho cơ thể và sức khỏe như vậy nhưng không phải người nào cũng có thể sử dụng nước nấu từ loại hạt này.

Người huyết áp thấp

Nước đậu đen có chứa nhiều kali, sẽ khiến tình trạng bệnh của nhóm người này trở nên nặng và nghiêm trọng hơn. Người huyết áp thấp uống nước đỗ đen có thể xuất hiện biểu hiện mệt mỏi, tứ chi lạnh và đi ngoài phân lỏng.

Người bị bệnh thận

Tương tự như với nhóm người huyết áp thấp, bệnh tình của những người bị bệnh thận sẽ thêm trầm trọng hơn nếu họ dùng nước đậu đen.

Nước đậu đen ngon, mát và có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng một số người không nên uống kẻo bệnh tật "gõ cửa".

Người già và trẻ nhỏ, người có thể chất yếu

Nhóm người này vẫn có thể uống nước đậu đen nhưng nên hạn chế dùng. Lý do là vì đậu đen có hàm lượng protein rất cao. Đối với người già, trẻ em và người có thể chất yếu, hệ tiêu hóa không khỏe sẽ khó có thể tiêu thụ hết lượng protein, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng.

Đậu đen cũng chứa nhiều phytat, là chất gây cản trở đối với việc hấp thu các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… Cơ thể kém hấp tu các vi chất trên sẽ gây nên tình trạng thiếu máu, loãng xương.

Người đang uống thuốc chữa bệnh

Đậu đen có tác dụng giải độc, do đó nó có thể phản ứng với các thành phần của thuốc, giảm hiệu quả của việc uống thuốc. Ngược lại, thuốc cũng làm giảm các thành phần dinh dưỡng có trong đậu đen, các chất như protein, canxi, vitamin hay khoáng chất trong loại hạt này sẽ bị mất hết.

Người thuộc nhóm cơ thể hàn lạnh

Đậu đen vốn có tính mát, vì vậy không sử dụng cho những người bị hư hàn với các triệu chứng như tứ chi lạnh, mệt mỏi, eo và chân đau do lạnh, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng… Nếu dùng nước đậu đen, các triệu chứng sẽ tăng thêm, còn có thể gây nên các bệnh khác.

Nước đậu đen là thức uống lành tính và có lợi cho sức khỏe nhưng ngay cả người bình thường, không thuộc 5 nhóm người trên cũng không nên uống quá nhiều. Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng nước đậu đen để thay thế nước uống hàng ngày, chỉ nên coi đây là loại nước uống thưởng thức.

Người có bệnh lý liên quan tới tiêu hóa chỉ nên dùng 1 – 2 ly mỗi tuần. Trong khi đó, những người khỏa mạnh cũng chỉ nên uống mỗi ngày 1 ly là đủ. Cần chú ý, không nên cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi uống nước đậu đen. Trẻ trên 1 tuổi có thể sử dụng loại nước này nhưng cần uống ở mức độ vừa phải, không nên uống nhiều.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật