Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

[E] Nữ y tá khoa Cấp cứu trải lòng về 26 năm giành giật sự sống cho bệnh nhân

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Làm y tá tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Singapore 26 năm, Ho Soo Ling đã “chiến đấu” không mệt mỏi để cứu sống bệnh nhân.

$Title <% include MetaTags %>

Nữ y tá khoa Cấp cứu trải lòng về 26 năm giành giật sự sống cho bệnh nhân

Đinh Kim

Làm y tá tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Singapore 26 năm, Ho Soo Ling đã “chiến đấu” không mệt mỏi để cứu sống bệnh nhân.

Vào một buổi sáng tháng 2/2022, nữ y tá Ho Soo Ling nhận được một loạt cuộc gọi khẩn cấp từ Lực lượng Phòng vệ Dân sự Singapore (SCDF). Một vụ hỏa hoạn xảy ra tại tòa nhà công nghiệp ở Tuas và khoa Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH) phải túc trực để tiếp nhận và hỗ trợ các trường hợp thương vong.

Chỉ trong 1 tiếng, các nạn nhân bị thương đã lấp đầy khoa Cấp cứu. “Ban đầu, chúng tôi dự kiến có 3 người bị thương nhưng cuối cùng 8 nạn nhân đến cùng một lúc và tất cả họ đề bị bỏng rất nặng. Một số người đau đến mức không thể cử động, thậm chí chẳng thể hét lên”, nữ y tá 46 tuổi nhớ lại.

Đó là cảnh tượng kinh hoàng và hỗn loạn đến mức có thể khiến những người gan dạ và từng trải nhất cũng phải hãi hùng. Tuy nhiên, Ho Soo Ling và các đồng nghiệp không cho phép bản thân lơ là dù chỉ một giây.

Họ bắt đầu tiến hành hồi sức cho các bệnh nhân đang gặp nguy hiểm đến tính mạng, luồn ống xuống họng và khí quản của người bệnh để hỗ trợ thở khi cần thiết, đồng thời cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau để giảm bớt nỗi đau đớn. Tiếp đó, họ lập tức sắp xếp để bệnh nhân được chuyển thẳng tới phòng mổ hoặc phòng chăm sóc đặc biệt.

Một ngày tại bộ phận cấp cứu

Dù là đêm khuya hay sáng sớm, khi làm việc tại khoa Cấp cứu, Ho Soo Ling và các đồng nghiệp thường là những người đầu tiên tiếp nhận nạn nhân các vụ hỏa hoạn, tai nạn, bệnh nhân đột quỵ, mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc đe dọa tính mạng khác.

Tuy đây không phải là công việc mà ai cũng thích nhưng lại là sự phù hợp hoàn hảo đối với Ho Soo Ling. Ngay từ lúc nhỏ, nữ y tá 46 tuổi đã nhận ra bản thân không sợ máu. Do đó, sau khi tốt nghiệp trung học, cô đã lấy bằng y tá và bắt đầu làm việc tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Singapore, từ đó đến nay đã 26 năm.

“Khoa Cấp cứu là một nơi khá độc đáo. Bạn có thể bắt đầu công việc với một ca làm việc bình yên nhưng bạn chẳng thể biết được điều gì sẽ xảy ra sau đó 1 tiếng. Đôi khi bạn có thể tiếp nhận nạn nhân trong một thảm họa, một vụ tai nạn hoặc một vài trường hợp khẩn cấp liên tiếp chỉ trong 5 phút. Khi một loạt trường hợp vào viện cùng lúc, có thể rất căng thẳng và cần hành động. Điều đó thu hút tôi đến với bộ phận này ngay từ đầu”, Ho Soo Ling nói.

Cô chia sẻ thêm: “Khác với những nơi chỉ có thể chăm sóc một số lượng bệnh nhân nhất định, ở khoa Cấp cứu, bệnh nhân có thể đến, không đến và đột nhiên đến với số lượng lớn. Ví dụ, nếu có một vụ tai nạn xe tải trên đường cao tốc vào sáng sớm và xe bị lật, có thể có 12 – 13 bệnh nhân đến cùng một lúc”.

Công việc của Ho Soo Ling là đảm bảo rằng bản thân cô cùng 15 y tá mà cô phụ trách luôn trong trạng thái chờ và sẵn sàng để tiếp nhận, xử lý tất cả các trường hợp khẩn cấp.

“Không giống như các chương trình truyền hình như Scrubs hay Grey’s Anatomy, nơi bạn luôn thấy những vết thương do súng bắn hoặc bị đâm. Chúng tôi tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân khác nhau, từ trường hợp cấp cứu đến trường hợp không khẩn cấp.

13% trường hợp là hồi sức, các trường hợp bệnh nặng như đau tim, đột quỵ cấp tính và các trường hợp chấn thương do tai nạn; 67% là những trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng mà bệnh nhân không thể đi lại được. Còn lại là các trường hợp có vết cắt nhỏ, gãy xương hoặc mắc bệnh như ho mãn tính”, nữ y tá cho hay.

Cô nói thêm: “Trong những trường hợp nguy kịch, chúng tôi cấp cứu theo trình tự ABC, gồm làm sạch đường thở (Airway – A), duy trì thở cho bệnh nhân (Breathing – B) và duy trì hoạt động của hệ tuần hoàn (Circulation – C).

Đường thở có thông thoáng không? Bệnh nhân có thở không? Tim có hoạt động không? Người bệnh có cần hồi sức tim phổi hoặc ống thông không? Chúng tôi cần nhanh chóng đánh giá bệnh nhân, tìm ra vấn đề, tìm hiểu tiền sử bệnh và dị ứng thuốc, sau đó sắp xếp bệnh nhân theo thứ tự ưu tiên”.

Các trường hợp ưu tiên mức 1, 2 sẽ được chăm sóc ngay lập tức còn trường hợp ưu tiên mức 3 hoặc không khẩn cấp sẽ xếp hàng. Ho Soo Ling sẽ sử dụng thuốc giảm đau, thực hiện sơ cứu nhanh chóng để cầm máu, yêu cầu thực hiện bất kỳ xét nghiệm cần thiết nào như chụp X-quang để kiểm tra gãy xương, hoặc điện tâm đồ (ECG) để kiểm tra các cơn đau tim – một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong phổ biến nhất.

Không vô cảm khi đối mặt với cái chết

Không giống như y tá ở các khoa khác, sự tương tác giữa Ho Soo Ling và bệnh nhân rất ngắn. Cô giải thích: “Sau khi những bệnh nhân bất tỉnh rời khoa Cấp cứu và được đưa vào ICU (phòng chăm sóc đặc biệt) trong tình trạng nguy kịch đe dọa tính mạng, tôi thường không biết sau đó họ ra sao.

Do đó, đôi khi những bệnh nhân rất nguy kịch mà tôi từng chăm sóc trước đây trở lại bệnh viện, tôi rất vui khi biết rằng họ đã khỏe mạnh trở lại, giờ đến viện chỉ vì các vấn đề như tiêu chảy hoặc nôn”.

Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh nhân đều phục hồi tốt. Nữ y tá cho biết bệnh nhân có thể tử vong tại khoa Cấp cứu. Đó là lý do vì sao khoa luôn có nhân viên y tế xã hội túc trực để hỗ trợ người thân bệnh nhân vượt qua nỗi mất mát.

Nữ y tá 46 tuổi tâm sự, sau hơn 20 năm làm việc tại khoa Cấp cứu, đến nay cô vẫn phải “vật lộn với tử thần”. “Một số người nghĩ rằng là y tá khoa Cấp cứu, tôi không có cảm xúc khi đối mặt với cái chết nhưng điều đó không đúng”, cô khẳng định.

Trẻ em là nhóm bệnh nhân có ảnh hưởng đặc biệt đến Ho Soo Ling. Cô kể: “Gần đây, một bé gái được đưa đến trong tình trạng bất tỉnh khi tôi đang trực ca đêm. Tôi cùng 5 y tá khác làm việc trong suốt 1 tiếng để nỗ lực cứu sống cô bé. Chúng tôi đã bơm thuốc qua ống và qua tĩnh mạch để cố gắng kích thích tim bé gái hoạt động trở lại, đặt nội khí quản và thực hiện hồi sức tim phổi bằng tay nhưng không thể cứu cô bé.

Đội ngũ y tá và điều dưỡng bị đả kích khá nặng nề. Nhiều người trong chúng tôi, kể cả tôi, đã lặng lẽ rơi nước mắt. Thật đau lòng khi chứng kiến đứa trẻ bị tử thần mang đi trước khi bé có cơ hội được nhìn ra thế giới rộng lớn hơn”.

Đối mặt với cái chết thường xuyên khiến Ho Soo Ling bắt đầu suy ngẫm về cuộc đời của chính mình: “Khi tôi mới làm y tá, một bệnh nhân khoảng 50 tuổi bị đột quỵ. Lúc người vợ đến thăm chồng, bà ấy thất thần và khóc nhiều vì mới sáng sớm hôm đó, bà còn chuẩn bị đồ ăn sáng và tiễn ông đi nhưng biến cố ập đến bất ngờ, giờ ông đã bị liệt nửa người.

Đó là khoảnh khắc cảm động nhưng nó cũng khiến tôi nhận ra rằng cuộc sống không thể lường trước điều gì. Bạn có thể rất khỏe mạnh nhưng lại ngã quỵ khi đi dạo trong công viên. Tai nạn và bệnh tật thường không thể lường trước được”.

Đây là một trong những lý do vì sao sau 26 năm đảm nhận vị trí đầy căng thẳng ở khoa Cấp cứu, Ho Soo Ling vẫn luôn tìm thấy ý nghĩa sâu sắc và sự trọn vẹn trong công việc của mình.

Cô bộc bạch: “Trở thành y tá khoa Cấp cứu dạy tôi biết trân trọng cuộc sống hơn. Tôi muốn sống hết mình, giúp đỡ bất cứ ai tôi có thể và đảm bảo cuộc sống của mình luôn có ý nghĩa vì chúng ta không thể lựa chọn thời điểm chúng ta rời khỏi thể giới này”.

Nội dung: CNA

Thiết kế: Đinh Kim

Ảnh: CNA

DOISONGPHAPLUAT.COM |

<% include googleAnalystic %>

Tin nổi bật