Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nữ sinh trường chuyên bứt trụi tóc vì áp lực học tập

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Áp lực thi cử khiến nhiều học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng, kém tập trung, mất ngủ, dẫn đến các rối loạn tâm lý.

Theo Vietnamnet, vài tháng trước, một nữ sinh 16 tuổi đã được mẹ đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) trong tình trạng rối loạn hành vi do stress nặng.

ThS.BS Trần Quang Huy, khoa Tâm lý, cho biết, em vốn là học sinh giỏi của một trường chuyên trong thành phố. Tuy nhiên, kết quả học tập của em bị tụt hạng, không còn nằm trong top đầu, dẫn đến áp lực học hành quá mức.

Ban đầu, em chỉ bứt 1-2 sợi tóc khi học bài để cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng dần dần em liên tục bứt tóc mỗi khi căng thẳng. Sau 3 tháng, mái tóc dài của em gần như trụi lủi, em phải đội tóc giả. Tâm lý tự ti, xấu hổ khiến em càng rơi vào stress nặng hơn, dẫn đến rối loạn tâm thần.

Bác sĩ phải cho em uống thuốc để giảm stress và kiểm soát hành vi, kết hợp với liệu pháp tâm lý để ổn định tình trạng của em.

Áp lực học hành, thi cử, đặc biệt ở giai đoạn cuối năm học khiến không ít học sinh rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý. Ảnh minh họa

TS.BS Ngô Anh Vinh, Phó Trưởng khoa Sức khoẻ vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết áp lực học tập là vấn đề mà bất kỳ học sinh nào cũng phải đối mặt, đặc biệt là vào thời điểm chuyển cấp. Áp lực này có thể đến từ yêu cầu thành tích của nhà trường hoặc gia đình, hoặc từ chính bản thân trẻ tự đặt ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ mất đi niềm vui, sự hứng thú trong học tập và có nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý.

Năm 2022, Khoa Sức khỏe Vị thành niên đã nghiên cứu về các rối loạn tâm lý ở học sinh tại một số trường THCS ở Hà Nội, cho thấy 38% trẻ có biểu hiện lo âu, 33% bị stress và 26,1% trầm cảm.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị áp lực học tập bao gồm:

Thay đổi về tâm lý:Căng thẳng, lo lắng, giảm hứng thú trong học tập, tự cô lập và không muốn giao tiếp với bạn bè và mọi người. Trẻ có thể đánh mất niềm vui trong học tập, sợ đi học và không muốn đến trường.

Biểu hiện thể chất: Mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung, ăn uống kém. Nếu kéo dài, có thể dẫn đến các rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm hoặc các bệnh lý về thể chất như suy nhược cơ thể, sụt cân.

TS.BS Ngô Anh Vinh khuyên gia đình và nhà trường không nên đặt nặng thành tích học tập quá mức, cần đánh giá đúng năng lực của trẻ để đưa ra chương trình học tập và mục tiêu phù hợp.

Gia đình và thầy cô cần gần gũi và lắng nghe trẻ để hiểu mong muốn và nguyện vọng của trẻ. Bên cạnh học tập, cần đảm bảo trẻ có các hoạt động cân bằng như vui chơi giải trí, thể thao, hoạt động dã ngoại.

Để phát hiện sớm trẻ bị căng thẳng, áp lực học tập, khi thấy trẻ có các triệu chứng trên, gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tin nổi bật