Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nữ sinh 16 tuổi mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối, nguyên nhân cảnh tỉnh nhiều cha mẹ

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Cơn đau khiến nữ sinh không thể ăn uống, chỉ nằm trên giường ôm bụng khóc. Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán em bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Theo thông tin được đăng tải, nữ sinh 16 tuổi Lưu Mộc hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Ninh Ba, Chiết Giang (Trung Quốc). Một buổi sáng nọ, em đang ngồi trong lớp thì bỗng cảm thấy đau bụng dữ dội, nghĩ là mình bị rối loạn tiêu hóa nên đã xin nghỉ học về nhà uống thuốc rồi nằm nghỉ.

Thế nhưng, sau 2 ngày, tình trạng của Lưu Mộc vẫn không thuyên giảm, em đau đến mức không thể ăn uống bất cứ thứ gì, cứ nằm trên giường ôm bụng khóc. Lo lắng cho con gái, bố mẹ Lưu Mộc vội vàng lái xe đưa con đến bệnh viện thăm khám.

Qua kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ chẩn đoán nữ sinh 16 tuổi mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Thông tin này khiến cả gia đình bàng hoàng. Khai thác bệnh sử, bác sĩ biết được Lưu Mộc bắt đầu cảm thấy đau bụng và ăn uống không ngon miệng từ nửa năm trước.

Bố mẹ nữ sinh này bận rộn kinh doanh nên em sống với bà ngoại. Lưu Mộc từ nhỏ đã thích ăn vặt, ba bữa ăn mỗi ngày hầu như chỉ toàn đồ cay, thịt xiên nướng, mì gói… Được bố mẹ cho tiền tiêu vặt thoải mái, nữ sinh lại càng thường xuyên mua đồ ăn vặt mỗi ngày.

Nữ sinh được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối dù mới chỉ 16 tuổi. Ảnh minh họa

Theo bác sĩ điều trị cho Lưu Mộc, những món ăn vặt nói trên có hại rất lớn đối với dạ dày nhưng người trẻ, nhất là dân văn phòng đặc biệt thích ăn. Loại đồ ăn này chứa quá nhiều hóa chất, chất bảo quản, dư thừa natri, chất béo có hại và một số chất gây ung thư từ quá trình chế biến.

Thêm vào đó, thói quen ăn uống thất thường, bỏ bữa dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho tế bào ung thư tấn công và phát triển nhanh hơn.

Do ung thư dạ dày đã ở giai đoạn cuối, để giữ được tính mạng, Lưu Mộc buộc phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày và sử dụng dạ dày nhân tạo. Nữ sinh 16 tuổi hiện đang phải tiếp nhận hóa trị sau ca phẫu thuật.

Được biết thời gian đầu sau khi xuất viện, em thường xuyên gặp các di chứng như thiếu máu, loãng xương, sụt cân, nôn mửa và kém hấp thu. Lưu Mộc tiết lộ em vô cùng hối hận và hy vọng mọi người sẽ không mắc sau lầm tương tự để đảm bảo sức khỏe. 

Trên thực tế, thói quen ăn uống có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, nhiều bệnh phát sinh từ chính việc ăn uống thường ngày. Để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh cho các con, tránh trẻ gặp phải tình huống tương tự Lưu Mộc, cha mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, hạn chế cho trẻ ăn nhiều những món sau:

Trà sữa, đồ uống có ga

Trà sữa không chỉ có hàm lượng calo cao mà còn nhiều đường, uống thường xuyên dễ gây tăng cân. Ngoài ra, trà sữa còn chứa nhiều axit béo chuyển hóa, uống nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Trong khi đó, axit photphoric có trong đồ uống có ga như coca, nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi, uống thường xuyên cũng không có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Khoai tây chiên

Món ăn này chứa nhiều muối và chất béo bão hòa, không tốt cho cơ thể trẻ. Khoai tây được  rán ở nhiệt độ cao nên có thể sản sinh chất acrylamide, tích tụ nhiều và lâu ngày có khả năng trở thành tác nhân gây ung thư.

Gà rán, bánh mì kẹp thịt

Thường xuyên ăn những món này sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Đây đều là các thực phẩm có hàm lượng calo và chất béo cao. Bên cạnh đó, quá trình rán thịt sẽ  sinh ra các chất độc hại như benzopyrene, nitrosamine và acrylamide gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Xúc xích hoặc các loại thịt chế biến sẵn

Bác sĩ cho biết xúc xích hay các loại thịt chế biến khác như thịt xông khói, giăm bông... thường chứa các chất phụ gia bao gồm nitrite, kali sorbate... Nitrit đi vào cơ thể sẽ phản ứng và tạo thành nitrosamine gây ung thư, có thể gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ruột.

Kẹo ngọt

Kẹo thường được làm ngọt bằng siro ngô có hàm lượng fructose cao, được các tế bào ung thư chuyển hóa nhanh hơn so với các dạng chất ngọt khác. Không chỉ vậy, nhà sản xuất có khả năng sử dụng nhiều loại phẩm màu nhân tạo để kẹo có màu sắc tươi sáng. Ăn loại kẹo này thực sự không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật