Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nóng việc thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải y tế ở Hà Nội

(DS&PL) -

Sáng 12/9, thường trực HĐND TP Hà Nội khóa XV đã tiến hành phiên giải trình về việc thu gom xử lý chất thải rắn, thải y tế và quản lý hồ nước khu vực nội thành.

Sáng 12/9, thường trực HĐND TP Hà Nội khóa XV đã tiến hành phiên giải trình về việc thu gom xử lý chất thải rắn, thải y tế và quản lý hồ nước khu vực nội thành.

Theo đó, tham dự phiên giải trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng lãnh đạo HĐND TP, các đại biểu HĐND và đại diện các sở, ban ngành, và địa phương thuộc TP Hà Nội.

Theo báo Dân Việt, phát biểu khai mạc tại phiên họp, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, cho hay lĩnh vực thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải y tế... còn nhiều vấn đề nóng. Tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra. Hiện nay, Hà Nội mỗi đêm phát sinh 6.000 tấn rác thải rắn sinh hoạt. Năng lực thu gom rác còn chưa đáp ứng thực tế, đặc biệt ở khu vực nông thôn dẫn đến rác tồn đọng ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Khu vực nội thành cũng không thiếu những bãi rác tự phát.

Nóng việc thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải y tế ở Hà Nội. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, mỗi ngày Hà Nội còn có 26,5 tấn rác thải y tế. Đây là nguồn lây bệnh tuy nhiên công tác xử lý loại rác này còn chưa được chú trọng.

Cũng tại phiên họp, nhiều đại biểu đã đặt các câu hỏi yêu cầu giải trình về vấn đề nóng liên quan đến rác thải, chất thải...trên địa bàn thành phố trong thời gian qua, đồng thời đề nghị hướng xử lý khắc phục.

Báo VOV đưa tin, đại biểu Hoàng Thị Thúy Hằng đặt câu hỏi trong việc phân luồng xử lý chất thải, để xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài không được vận chuyển đi, để ùn ở các huyện. Vậy trong vấn đề này thì trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn tham mưu cho thành phố phân luồng, vận chuyển, định mức rác thải trong thời gian qua?. Trong khi đó, đại biểu Phạm Xuân Phương đặt vấn đề về việc tính toán triển khai xây dựng đầu tư xử lý rác tại bãi rác Nam Sơn như thế nào? Với tốc độ hiện tại vào những ngày cao điểm có thể lên tới 5.000 tấn rác/ngày đêm. Nếu cứ phát triển như vậy thì phương án đầu tư xử lý của thành phố như thế nào? Liệu chỉ bằng phương án xã hội hóa thì có thể triển khai giải quyết kịp thời không?

Tại phiên họp, các Giám đốc Sở, ngành: Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Quy hoạch & Kiến trúc Khoa học & Công nghệ, Công an Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện đã trả lời các câu hỏi về công tác thu gom, xử lý chất thải rắn, bao gồm rác thải sinh hoạt và rác thải xây dựng.....

Theo báo An ninh Thủ đô, tại phiên họp, đại biểu Hoàng Thị Thúy Hằng cũng "truy" trách nhiệm của Sở Xây dựng trong việc để rác tồn đọng. Trả lời về vấn đề này, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, TP đã quy định trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường giao cho chính quyền địa phương, các sở ngành phối hợp chặt chẽ để giải quyết các khó khăn. Cho rằng các quận, huyện chưa làm hết trách nhiệm, Giám đốc Sở Xây dựng nói: “Mình trông nhà mình quá dễ so với người khác”.

Ông Dục cũng cho rằng, hiện nay các trung tâm xử lý rác của Hà Nội đảm bảo xử lý 5.400 tấn rác. Thành phố đang chuyển đổi sang xử lý rác bằng công nghệ cao (tiêu chuẩn Nhật Bản, châu Âu), trong tháng 10 sẽ khởi công một nhà máy công suất lên đến 4.000 tấn/ngày.

Về vấn đề tồn đọng rác, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, ở một số quận huyện đã có các đơn vị quản lý, nếu không làm được thì nên thay, không để rác cứ tồn đọng kéo dài.

Giám đốc Sở Xây dựng cũng nhận trách nhiệm khi để 12/17 dự án xử lý rác theo khu vực chậm tiến độ và cam kết đẩy nhanh tiến độ các dự án này...

(Tổng hợp)

Tin nổi bật