Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nông dân vùng cao phơi sương chăm hoa nở dịp tết

(DS&PL) -

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 nhưng bà con nông dân trồng hoa hồng ở Sơn La đã tất bật chăm sóc những ruộng hoa hồng chuẩn bị hoa cho Tết

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 nhưng bà con nông dân trồng hoa hồng ở Sơn La đã tất bật chăm sóc những ruộng hoa hồng chuẩn bị cho mùa thu nhập chính trong sắp tới.

Hơn chục năm bén duyên với đất Chiềng Xôm (Sơn La), cây hoa hồng không chỉ làm cho cuộc sống của hàng trăm hộ nông dân vươn lên khấm khá, mà còn trở thành một mặt hàng không thể thiếu trong mỗi dịp Tết của người dân ở Sơn La và khu vực Tây Bắc.

Vườn hoa của chị Nguyễn Thị Hoà tại Sơn La đang bắt đầu cho nụ. Ảnh: Dân Việt 

Bà Nguyễn Thị Hòa một trong những hộ nông dân có diện tích hoa lớn và kinh nghiệm trồng hoa lâu năm chia sẻ với báo Dân Việt, nhà bà bắt đầu đầu tư trồng hoa từ năm 2014, với diện tích 3 ha. Từ ngày trồng đến nay, năm nào vườn hoa của gia đình nhà bà cũng xuất ra thị trường hơn 3.000 bông hồng vào dịp Tết. Hoa hồng vụ Tết giá cao hơn ngày thường từ 2.000 đồng – 3.000 đồng/1 bông.

Những ruộng hoa hồng đã đem lại thu nhập cao hơn cho người dân xã vùng cao Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Ảnh: Dân Việt

Bà Hòa cho biết, hoa trồng ở Chiềng Xôm rất được nhiều khách hàng ưa thích, bởi hoa nơi đây có hương thơm đậm đà hơn hoa hồng ở vùng khác. Mỗi năm gia đình bà Hòa thu từ vài trăm triệu đồng từ trồng hoa hồng, trong đó mỗi vụ hoa dịp Tết gia đình bà cũng thu được 60 – 70 triệu đồng.

Bà Hòa chia sẻ, để có hoa hồng phục vụ thị trường tết không dễ, bởi vào mùa đông hoa thường đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc kỳ công hơn những vụ khác. Chất lượng hoa (như hoa đẹp, xấu, đậm màu hay nhạt màu…) phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.  Để hoa nở đúng thời gian là ở khâu chăm sóc. Nếu gặp thời tiết nhiều sương muối rất dễ làm cây hoa hồng bị cháy lá và chết hoa.

Giống với các hộ dân ở Sơn La đang gấp rút chuẩn bị hoa tươi cho dịp tết Nguyên đán, bà con xã Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An cũng đang trong bước gấp rút cho hoa nở đúng thời điểm.

Ông Phan Doãn Lợi đang bắt thêm bóng điện trên cánh đồng hoa. Ảnh:Dân Viêt

Cánh đồng xã Hoa Thành, Yên Thành trước đây trồng lúa, nay được chuyển đổi sang vùng chuyên canh trồng hoa.

Chia sẻ với báo Nghệ An, ông Phan Doãn Lợi (xã Hoa Thành) cho biết, đất ruộng nhà ông trước đây dùng đẻ trồng lúa nhưng kém hiệu quả. Khoảng 3 năm nay, người dân trong xã quyết định chuyển sang trồng hoa, nhà ông Lợi cũng học theo, chuyển cả 3 sào lúa sang trồng hoa cúc. Theo ông Lợi, đây là loại hoa bình dân, phù hợp với túi tiền của nông dân lên tiệu thụ hoa cũng dễ.

Nghề trồng hoa rất vất vả, phải nghe ngóng thời tiết hàng ngày mà chăm sóc hoa như con mọn. Trời se lạnh là phải tăng cường thắp điện để “thúc” cây phát triển, trời hửng nắng là phải dùng các biện pháp để “hãm” lại. Làm sao hoa phát triển đúng vào dịp Tết Nguyên đán thì bán mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Riêng dịp giáp Tết nếu được giá mỗi sào hoa tươi đạt từ 5-7 triệu đồng, gấp 3-4 lần làm lúa.

Anh Nguyễn Văn An đang tưới bổ sung nước phân cho hoa trong đêm. Ảnh Báo Nghệ An

Tại cánh đồng hoa xã Diễn Kỷ - Diễn Châu (Nghệ An) về đêm, mặc dù trời mưa gió, lạnh thấu xương nhưng cả cánh đồng hoa vẫn được thắp hàng trăm bóng điện rực sáng để thúc hoa phát triển. Anh Nguyễn Văn An ở xã Diễn Kỷ (Diễn Châu) cho hay, năm nay gia đình anh trồng thêm một số diện tích hoa cao cấp như hoa lay ơn, hoa phăng. Công việc trồng hóa khá tỉ mẩn, ban ngày cuốc xới cho tơi xốp đất, nhổ cỏ. Ban đêm trên 300 bóng điện phải hoạt động liên tục, có khi phải tưới nước bổ sung, tưới nước phân để bón thúc, thậm chí vạch lá bắt sâu… Anh An hy vọng các diện tích hoa của gia đình anh sẽ phát triển tốt và cho thu hoạch đúng thời điểm Tết Nguyên đán sắp tới.

Kiều Trang (T/h)

Tin nổi bật