Sau khi Nga tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt hướng đến Unkraine, một loạt các hãng công nghệ đã lần lượt tuyên bố rút khỏi thị trường Nga như Apple, Samsung, thì mới đây, Nokia đã có động thái tương tự.
Quang cảnh logo tại trụ sở chính của công ty viễn thông Phần Lan Nokia ở Espoo. Ảnh: REUTERS
Vào ngày 12/4, trên trang The Wall Street Journa, Nokia thông báo hãng này sẽ rút khỏi thị trường Nga, đồng thời đình chỉ kinh doanh vô thời hạn tại quốc gia này.
“Chúng tôi chỉ đơn giản là không thấy bất kỳ khả năng nào để tiếp tục ở lại nước Nga trong hoàn cảnh hiện tại. Quyết định rời Nga của Nokia sẽ ảnh hưởng đến khoảng 2.000 công nhân và một số trong số họ có thể được mời làm việc ở những nơi khác trên thế giới.”, Giám đốc điều hành công ty viễn thông Phần Lan Nokia, ông Pekka Lundmark cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Nokia hiện đang xin các giấy phép liên quan để hỗ trợ khách hàng tuân thủ các lệnh trừng phạt hiện hành.
Hãng này cho biết thêm, doanh số của Nokia tại Nga rất thấp, chiếm chưa đến 2% doanh thu thuần của hãng vào năm 2021. Vì vậy, việc rút khỏi thị trường Nga sẽ không tác động quá lớn đến triển vọng tài chính của hãng trong năm 2022. Tuy nhiên, hãng vẫn cần đặt khoản dự phòng trị giá 100 triệu euro (gần 2500 tỷ VNĐ) trong quý đầu tiên của năm 2022.
Thời điểm đỉnh cao khoảng những năm 2013-2015, Nokia gần như thống trị thị trường Nga. Theo khảo sát thời điểm đó, Nokia chiếm 30% thị phần thị trường điện thoại di dộng tại Nga. Tuy nhiên cùng với sự đi xuống của Nokia, thị phần của hãng này cũng sụt giảm nghiêm trọng khi chỉ còn chiếm khoảng 5%.
Điện thoại Nokia từng thống trị thị trường Nga. Ảnh: Nokiamod
Trước đó, vào đầu tháng 3, đại diện của Nokia cho biết họ đang ngừng giao hàng cho các công ty viễn thông tại Nga nhằm phản đối cuộc chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, công ty Phần Lan lại không đề cập đến những thiết bị, công nghệ, phần mềm mà họ để lại. Các thiết bị, công nghệ, phần mềm kết nối này là những công cụ rất mạnh giúp chính phủ Nga giám sát kỹ thuật số, hoạt động gián điệp với mạng viễn thông.
Cùng với Nokia, Ericsson làm điều tương tự, hiện chỉ còn Huawei là nhà cung cấp thiết bị mạng duy nhất còn hợp tác với Nga.
Trang Lê (Theo Reuters, WSJ)